Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 27-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em”. Dự hội thảo có các chuyên gia và gần 80 cán bộ y tế đến từ bệnh viện, trung tâm y tế, Trung tâm hỗ trợ kỹ năng, tâm lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn An Nghĩa-Phó Trưởng khoa Nhiễm thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng I), Giảng viên Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh) trình bày chuyên đề Chẩn đoán trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-5.

z5971599546958-34a8cde32147eed044ffc487f0c01429-5202-7890.jpg
Hội thảo chuyên đề “Nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em” do Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức sáng 27-10. Ảnh: Như Nguyện

Thạc sĩ Hoàng Văn Quyên-Phó Trưởng khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi đồng I), Giảng viên Âm ngữ trị liệu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Nhà đào tạo tầm soát trẻ nguy cơ tự kỷ STAT trình bày chuyên đề tầm soát trẻ chậm nói và rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn STAT. Ngoài ra, thạc sĩ Hoàng Văn Quyên và bà Trần Thị Minh Diễm-Chuyên viên Âm ngữ trị liệu (Bệnh viện Nhi đồng I), Giám sát viên lâm sàng Âm ngữ trị liệu (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh) trình bày chuyên đề tiếp cận can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiếp cận, thăm khám, chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Đồng thời, với những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chăm sóc, điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tuyến tỉnh cũng được các chuyên gia giải đáp, hướng dẫn cụ thể. Kết thúc hội thảo, các cán bộ y tế tham gia được cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định.

Chiều cùng ngày, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng I phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức khám sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

z5971599531102-9e508323988711ede6d9b3e00b7cddea-4967-8159.jpg
Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiếp cận, thăm khám, chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Ảnh: Như Nguyện

Được biết, tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý và có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn...

Tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ, vì vậy việc phát hiện và chữa trị sớm cần được quan tâm. Ngoài các phương pháp khoa học từ chuyên gia, trong vấn đề điều trị tự kỷ cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.