Bệnh sởi diễn biến phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Nhiều người lớn mắc bệnh sởi

Chúng tôi có mặt tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khi các y-bác sĩ đang tích cực điều trị bệnh sởi cho nhiều trường hợp. Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Loan-Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới-cho biết: Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, Khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi. Nhiều người thăm khám, điều trị bên ngoài nhưng bệnh tiến triển nặng dẫn đến phải nhập viện. Có trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc điều trị khi thấy sốt, ho, đau họng và không biết mắc bệnh sởi nên trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Đang điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, chị Đỗ Thị Hà Quyên (43 tuổi, trú tại thôn Mỹ Yang, xã Đăk Yă, huyện Mang Yang) chia sẻ: 2 ngày đầu mắc bệnh, chị bị sốt từng cơn và sau đó sốt cao liên tục. Những ngày sau, chị còn bị đau họng, đau đầu, mỏi mắt, chân tay rã rời. “Ngày đầu vào điều trị, tôi kiệt sức không đi lại nổi và không ăn uống được. Hiện tôi đã đỡ hơn nhiều. Trước đó, chồng tôi bị sởi nhưng không biết nên lây cho vợ và con nhỏ mới sinh. Con tôi hiện đang điều trị tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi tỉnh)”-chị Quyên kể.

bac-si-tham-kham-cho-mot-benh-nhan-mac-soi-nam-dieu-tri-tai-khoa-benh-nhiet-doi-benh-vien-da-khoa-tinh-anh-nhu-nguyen.jpg
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Cũng đang được điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, chị Rơ Châm MLúi (làng Blang, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: “Tôi bị sốt, ho, đau họng nên nhập viện điều trị. Nơi tôi ở, nhiều trẻ em mắc bệnh sởi, con tôi cũng mắc và vừa khỏi bệnh”.

Chăm sóc con tại bệnh viện, bà Văn Thị Hạnh (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) cho biết: Con bà sốt, đau họng và gia đình cho đi khám bệnh tại cơ sở y tế tư nhân. Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán là viêm họng cấp. Tuy nhiên, cháu uống thuốc cả tuần mà bệnh không khỏi, có dấu hiệu chuyển nặng hơn nên gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Hiện sức khỏe cháu đã khá hơn nhưng còn sốt, ăn vào có khi nôn ra.

Không nên chủ quan

Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. Không chỉ trẻ em, người lớn mắc bệnh mà còn ghi nhận một số ca mắc là trẻ sơ sinh. Bác sĩ Hoàng Ngọc Thành-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh-thông tin: Khoa Sơ sinh vừa tiếp nhận 2 trường hợp mắc sởi ở trẻ sơ sinh. Các cháu mắc bệnh do bị lây từ bố mẹ. Trước đó, bố mẹ các cháu bị bệnh sởi nhưng không thực hiện các biện pháp cách ly, phòng tránh dẫn đến lây bệnh cho trẻ. “Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Khoa nhanh chóng thành lập phòng cách ly điều trị, phòng tránh lây nhiễm chéo cho các trẻ khác. Hiện 1 cháu đã xuất viện, cháu còn lại sức khỏe cũng đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới”-bác sĩ Thành nói.

tre-chua-duoc-tiem-du-mui-vac-xin-soi-va-nguoi-lon-nen-chu-dong-tiem-vac-xin-de-phong-benh-soi-anh-nhu-nguyen.jpg
Trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin sởi và người lớn nên chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi. Ảnh: Như Nguyện

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Loan, sởi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp và có khả năng lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin sởi hoặc người lớn, khi lượng kháng thể trong máu suy giảm. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ em và đã được khống chế nhờ vắc xin nên chủ quan khi mắc bệnh và cũng thường nhầm lẫn với các bệnh khác. Nhiều trường hợp không biết mắc bệnh sởi, tự ý mua thuốc điều trị dẫn đến diễn tiến nặng và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Dự lường bệnh sởi có thể gia tăng, Khoa Bệnh nhiệt đới đã chuẩn bị khu cách ly với 50 giường bệnh. “Khoa yêu cầu người chăm nuôi bệnh nhân không được thay đổi để tránh lây bệnh cho người khác. Chúng tôi cũng tư vấn kỹ cho người dân về bệnh sởi, các biến chứng có thể xảy ra như: viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm ruột và các loại nhiễm trùng khác… Người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng sởi để tránh mắc bệnh”-bác sĩ Loan nhấn mạnh.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả. Tại Gia Lai, sau chiến dịch tiêm vắc xin sởi, khoảng 95% trẻ em từ 1 đến 5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định đã được tiêm 1 mũi vắc xin sởi-rubella. Đối với người lớn, cần chủ động tiêm dịch vụ; trong đó, vắc xin sởi dành cho người lớn là vắc xin 3 trong 1 MMR (sởi-quai bị-rubella) giúp phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi, người dân cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn uống, sinh hoạt hợp lý và vận động tập luyện để tăng sức đề kháng, đeo khẩu trang…

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.