Bệnh cúm tại Huế diễn biến phức tạp, xuất hiện ca bệnh thở oxy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với thời tiết ẩm lạnh như hiện nay, số lượng người mắc cúm trên địa bàn thành phố Huế dự kiến sẽ tăng, phức tạp hơn trong thời gian tới.

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn thành phố Huế ghi nhận gần 300 trường hợp mắc bệnh cúm. Trong đó, Bệnh viện Trung ương Huế đang tiếp nhận điều trị trường hợp có bệnh nền, tình trạng nặng phải thở oxy.

benh-cum-tai-hue.jpg
Huyện Quảng Điền, A Lưới là 2 địa phương có lượng bệnh nhân mắc cúm cao nhất của thành phố Huế. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Huyện Quảng Điền, Phú Lộc và A Lưới là các địa phương có số ca bệnh cúm cao nhất của thành phố Huế.

Với thời tiết ẩm lạnh như hiện nay, số lượng người mắc cúm trên địa bàn thành phố Huế dự kiến sẽ tăng, phức tạp hơn trong thời gian tới.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Hoàng Thị Lan Hương, tỷ lệ người bệnh nhập viện tại cơ sở do cúm sau Tết tăng cao.

Ghi nhận 3 ngày gần đây đã có 16/91 trường hợp nghi mắc cúm tại bệnh viện xét nghiệm dương tính (7 ca cúm A và 9 ca cúm B); trong đó có 2 ca viêm phổi, tuổi cao kèm bệnh nền.

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm cho thấy, hầu hết người bệnh mắc cúm A kháng nguyên H1, H3 và cúm B/Victoria.

Trước tình hình trên, Bệnh viện Trung ương Huế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch cúm, sởi và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Các trung tâm, khoa, phòng đơn vị cảnh giác với các ca bệnh có triệu chứng ho, sốt, khó thở nhằm phát hiện sớm, cách ly kịp thời; giám sát chặt chẽ bệnh nhân nặng, bệnh nhân khu vực hồi sức tích cực và nhóm nguy cơ cao; báo cáo ca bệnh truyền nhiễm để theo dõi, ứng phó kịp thời.

Bệnh viện tăng cường vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh bề mặt, khử khuẩn tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Mọi người được khuyến cáo đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn khi ở trong khuôn viên bệnh viện, đặc biệt tại các khu vực có quy cơ lây nhiễm cao.

Các phòng bệnh làm việc tăng thông gió; hạn chế tụ tập đông người trong không gian kín. Bệnh viện Trung ương Huế đã sẵn sàng thuốc, thiết bị y tế, nhân sự đảm bảo công tác thu dung, điều trị các ca bệnh khi cần thiết.

Với tâm lý lo lắng, nhu cầu tiêm phòng cúm của người dân Huế đang tăng cao. Một số cơ sở tiêm chủng trên địa bàn ghi nhận tình trạng thiếu vaccine ngừa cúm như hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC ở cả 3 cơ sở tại thành phố Huế.

Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Huế, lượng người tiêm vaccine phòng cúm những ngày qua tăng 7-8 lần so với thường lệ.

Đến ngày 10/1/2025 có 888 liều phòng cúm được tiêm, cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2024. Hiện, đơn vị còn khoảng 300 liều, lọ vaccine phòng cúm do Hà Lan, Pháp và Hàn Quốc sản xuất.

Bên cạnh đó, số lượng người mua thuốc điều trị cảm cúm tại các quầy thuốc trên địa bàn thành phố cũng tăng nhanh từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Tuy nhiên, người dân yên tâm bởi lượng thuốc vẫn đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường và không xảy ra tình trạng tăng giá thuốc.

Theo Mai Trang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Diệt “lam chướng”

Diệt “lam chướng”

(GLO)- Vốn là những cư dân đồng bằng lấy việc canh tác lúa nước tạo nguồn sống chính, nên khi vì một hoàn cảnh nào đó, những người Kinh phải đến vùng cao mưu sinh đều cảm thấy vô cùng lạ lẫm.