Bé trai bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bé trai 3 tuổi ở Đồng Nai cầm đũa chơi, bị té và bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết.

Ngày 2.10, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM thông tin về ca bệnh bị thủng sàn sọ ở trẻ em sau chấn thương.

Bác sĩ CK.2 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng, cho biết bệnh nhân là bé trai 3 tuổi (ngụ Đồng Nai).

Trước đó, bé cầm đũa chơi và bị té, bị đũa chọc vào mũi trái. Bé tự rút chiếc đũa ra khỏi mũi, mũi có chảy máu nhưng tự cầm, nên gia đình cũng không đưa bé đi khám. Hai ngày sau bé sốt, được gia đình đưa đến phòng khám tư nhưng uống thuốc không giảm nên được đưa vào bệnh viện tỉnh.

Sau phẫu thuật và thủng sàn sọ, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị xuất viện. Ảnh: DUY TÍNH
Sau phẫu thuật và thủng sàn sọ, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị xuất viện. Ảnh: DUY TÍNH

Tại đây, bé được chẩn đoán viêm màng não, sau 2 tuần điều trị thì cho xuất viện nhưng vẫn còn tình trạng chảy dịch ở mũi trái. Khi tái khám thì bác sĩ nói bé bị viêm mũi xuất tiết. Gia đình lo lắng nên đưa bé đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.

Qua chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán rò dịch não tủy trái sau chấn thương thủng sàn sọ, viêm màng não (hiện đã ổn định).

Bệnh viện Tai mũi họng đã hội chẩn với Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 để đưa ra hướng phẫu thuật và bít lại lỗ rò dịch não tủy.

Theo đó, phẫu thuật viên tiếp cận hốc mũi trái tìm vị trí tổn thương ở mảnh sàng sọ, khe khứu; vá lỗ rò bằng cách lấy mỡ bụng bệnh nhi lấp vào vị trí tổn thương, tấn giữ bằng vạt vách ngăn và bơm keo sinh học.

Sau phẫu thuật vá thủng sàn sọ 10 ngày, bệnh nhi tỉnh táo, chạy chơi, không nhức đầu, không còn chảy dịch mũi trong bên trái.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, cha mẹ tránh cho trẻ cầm những vật sắc nhọn như đũa, bút chì chạy chơi. Nếu trẻ chọc đũa vào mũi có thể gây đứt động mạch sàng trước, có thể gây tụ máu nội sọ, tổn thương ở mắt gây chảy máu, tổn thương thần kinh thị gây mù mắt.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn khuyến cáo, sau khi trẻ bị chấn thương như trên thì nên đi khám tại các bệnh viện để phát hiện tổn thương sàn sọ, vá điều trị sớm, tránh tình trạng tổn viêm màng não.

"Việc vá rò dịch não tủy qua đường nội soi mũi xoang bằng phương pháp nhiều lớp mang lại thành công cao, hậu phẫu nhẹ nhàng, xuất viện sớm và không để lại di chứng. Năm qua, Bệnh viện Tai mũi họng đã phẫu thuật vá rò dịch não tủy cho 32 bệnh nhân là người lớn bằng kỹ thuật này, tỷ lệ thành công là 100%", TS-BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng, thông tin thêm.

Cũng theo TS-BS Lê Trần Quang Minh, chấn thương sàn sọ xuyên thấu như trường hợp bệnh nhân trên là ít gặp, chỉ chiếm 10%. Nếu chấn thương gây viêm màng não không được điều trị thì gây nhiễm trùng não nhiều lần và có nguy cơ gây tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.