Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ (YOD).

Viết trên tạp chí y học JAMA Neurology, các nhà khoa học lập luận rằng mặc dù chứng sa sút trí tuệ phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, nhưng rất nhiều người Anh được chẩn đoán mắc YOD mỗi năm. Nhưng vẫn có cách để bạn tự bảo vệ não bộ.

Thể dục ngoài trời là cách giúp giảm stress, chống lại một số bệnh mạn tính... từ đó đánh bại một số yếu tố nguy cơ đối với não bộ - Ảnh đồ họa AI

Thể dục ngoài trời là cách giúp giảm stress, chống lại một số bệnh mạn tính... từ đó đánh bại một số yếu tố nguy cơ đối với não bộ - Ảnh đồ họa AI

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập được trên hơn 356.000 người Anh để xác định các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến YOD.

Kết quả cho thấy não bộ có thể bị ảnh hưởng sớm bởi sa sút trí tuệ vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Trong 14 yếu tố hàng dầu dẫn đến YOD, có các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội lẫn bệnh lý, trong đó nổi bật nhất là tình trạng kinh tế - xã hội thấp, sự cô lập với xã hội, khiếm thính, đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim và trầm cảm.

Thiếu vitamin D và hàm lượng protein phản ứng C cao (do gan sản xuất để phản ứng với tình trạng viêm) cũng gây ra nguy cơ cao hơn.

Tiếp theo là 2 nguyên nhân di truyền: Hai biến thể gen ApoE4 ε4 - vốn từng được chứng minh là liên quan đến Alzheimer - cũng làm gia tăng nguy cơ não bộ sớm sa sút.

Lạm dụng rượu là một trong những yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được mà các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy vậy, dường như thói quen thưởng thức một chút đồ uống này - miễn là không quá chìm đắm vào nó - lại tỏ ra có lợi cho não bộ.

Trình độ học vấn chính quy cao hơn và tình trạng suy nhược thể chất thấp hơn (được đo bằng lực nắm tay cao hơn) cũng có liên quan đến nguy cơ YOD thấp hơn.

Nhà dịch tễ học David Llewellyn từ Đại học Exeter (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất và mạnh mẽ nhất thuộc loại này từng được thực hiện.

"Thật thú vị, lần đầu tiên nó tiết lộ rằng chúng ta có thể hành động để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng suy nhược này" - ông nói.

Đồng tác giả, nhà dịch tễ học thần kinh Sebastian Köhler từ Đại học Maastricht (Hà Lan), nhấn mạnh một loạt yếu tố thuộc nhóm "có thể thay đổi được".

Đầu tiên, việc sống tích cực hơn, cải thiện đời sống tinh thần sẽ giúp bảo vệ não bộ, bao gồm bao gồm tránh căng thẳng mạn tính, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn để tránh rơi vào tình trạng cô đơn và trầm cảm.

Tập thể dục ngoài trời giúp bạn có cơ hội cao hơn hấp thụ "vitamin ánh nắng" - tức vitamin D - và cải thiện sức mạnh thể chất, chống lại bệnh tật bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường..., đều là những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ sớm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.