Bất cập với thuế thu nhập cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số thu thuế hiện nay của cả nước vẫn tập trung chủ yếu vào các nguồn thu truyền thống trong khi những lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn vẫn chưa khai thác hết như thương mại điện tử (TMĐT).

Theo Tổng cục Thuế, số thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý trong 8 tháng năm 2022 đạt hơn 1,002 triệu tỉ đồng, bằng 118,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 951.789 tỉ đồng, bằng 115,9% so với cùng kỳ năm 2021. Một số nguồn thu có tốc độ tăng trưởng mạnh như thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt 98,9% dự toán và tăng 27,7% so cùng kỳ năm trước. Dự toán thuế TNCN năm 2022 là 118.075 tỉ đồng, như vậy số thu sắc thuế này đã đạt 116.776 tỉ đồng. Ngoài thuế TNCN, một số khoản thu, sắc thuế khác có mức tăng trưởng cao như thu tiền cho thuê đất ước đạt 101,7%, tăng 39,3% so cùng kỳ, thu lệ phí trước bạ ước đạt 88,9%, tăng 23,6% so cùng kỳ… Trọng khi đó, nếu tính chung số thuế thu được từ các tập đoàn như Google, Facebook, Agoda… cùng hàng triệu cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội trong 6 tháng đầu năm nay vẫn chưa được 2.000 tỉ đồng là con số quá thấp.


 

Nhiều cá nhân bán hàng trên mạng có thu nhập cao nhưng chưa đóng thuế. Ảnh: Nhật Thịnh
Nhiều cá nhân bán hàng trên mạng có thu nhập cao nhưng chưa đóng thuế. Ảnh: Nhật Thịnh


Ông Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang - nhận xét trong khi VN tham gia nhiều vào các hiệp định thương mại thì thuế suất đều có xu hướng giảm mạnh, thậm chí về 0%. Vì vậy, nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đang dần giảm đi và cơ quan thuế cần nghiên cứu những nguồn thu mới để khai thác thêm.

TMĐT là một trong những nguồn thu mới và dự báo sẽ gia tăng dần. Đây là mảnh đất màu mỡ không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Khi các nền tảng công nghệ phát triển mạnh, hình thái thương mại cũng thay đổi từ việc cá nhân, tổ chức thuê mặt bằng buôn bán trực tiếp sẽ chuyển sang trực tuyến nhiều hơn.

Trước đây, doanh nghiệp, cá nhân thuê mặt bằng, đăng ký kinh doanh có trụ sở thì việc thu thuế sẽ dễ. Thế nhưng, khi việc bán hàng chủ yếu qua mạng thì đòi hỏi phương thức thu thuế phải thay đổi. “Bản thân tôi mua hàng trực tuyến nhiều và nhận thấy hình thức này sẽ rất khó có thể quản lý dòng tiền của người bán hàng. Các hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng, đơn vị vận chuyển thu tiền trực tiếp, người bán hàng tự tổ chức vận chuyển và thu tiền. Ngay cả chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng là dễ quản lý nhưng một số đơn vị bán hàng yêu cầu không ghi nội dung mua bán mà ghi chung chung tên hay ký hiệu gì đó để 2 bên có thể hiểu, cũng khiến cơ quan thuế khó có thể xác định doanh thu. Đó là chưa kể mua bán hàng xuyên biên giới đòi hỏi quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn”, ông Trần Xoa cho hay.

Chính vì điều này mà ông Trần Xoa cho rằng nhiều người bức xúc, mở ra kinh doanh có đăng ký thì thủ tục này kia, đóng thuế nhiều hơn nhưng kinh doanh online vậy mà đỡ. Do đó, cơ quan thuế cần quyết liệt hơn nữa trong thu thuế TMĐT bằng cách phối hợp với các ngân hàng thương mại, công ty vận chuyển hàng, tập trung những nơi có nguồn thu lớn. Khi số thu TMĐT tăng lên cũng là lúc xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay số thu của các sắc thuế này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân ngày càng tăng lên do những bất cập từ chính sách chưa kịp sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Thu nhập của người đóng thuế tăng lên chưa kịp bù đắp do lạm phát thì đã phải đóng thuế. Điều này đã được kiến nghị để thay đổi rất nhiều trong những năm nay nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng có sửa đổi.

Theo Theo T.Xuân-M.Phương (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.