Bắt buộc kê khai danh tính khi dùng ví điện tử: Lo thông tin cá nhân lộ lọt và sử dụng sai mục đích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thời gian gần đây rốt ráo yêu cầu người dân thực hiện xác thực thông tin danh tính thông qua việc sao chụp các loại giấy tờ cá nhân gây lo ngại về việc các tổ chức này sẽ làm gì để bảo đảm thông tin cá nhân của người dùng không bị lộ lọt và không bị sử dụng sai mục đích?

 

Người dùng ví điện tử lo ngại thông tin cá nhân bị lộ lọt và bị sử dụng sai mục đích. Nguồn: MOCA
Người dùng ví điện tử lo ngại thông tin cá nhân bị lộ lọt và bị sử dụng sai mục đích. Nguồn: MOCA



Hạn chót 7.7.2020

Trong các ngày gần đây, nhiều khách hàng sử dụng ví điện tử bày tỏ lo lắng khi liên tiếp nhận được yêu cầu từ các tổ chức cung ứng ví điện tử về việc phải thực hiện xác thực thông tin danh tính bằng cách cung cấp bản sao các loại giấy tờ cá nhân. Theo thông báo của ví điện tử Moca, ngoài việc phải cung cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu nhằm thực hiện xác thực danh tính cá nhân, người dùng mới kích hoạt tài khoản còn phải liên kết thẻ ngân hàng ATM cá nhân với ví để có thể nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng. Người dùng đồng thời sẽ được yêu cầu cung cấp ảnh chụp giấy tờ chứng minh của mình để xác thực tài khoản. Trong khi đó, tổ chức cung ứng ví điện tử Momo cũng cho biết đang tiến hành hoàn tất việc xác thực tài khoản ví điện tử thông qua việc yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin gồm ảnh chụp mặt trước và sau chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trước ngày 7.7.2020.

Giải thích về việc yêu cầu người dùng ví điện tử phải xác thực danh tính, đại diện Momo cho biết, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Thông tư 23/2019 về xác thực tài khoản ví điện tử, người dùng phải hoàn tất việc xác thực danh tính trước ngày 7.7.2020. Sau thời điểm này, người dùng ví điện tử chưa thực hiện xác thực danh tính sẽ bị tạm khóa dịch vụ và chỉ có thể giao dịch trở lại sau khi hoàn tất các yêu cầu xác thực. Đại diện Momo cho hay, việc cung cấp thông tin để xác thực tài khoản sẽ giúp người dùng khẳng định quyền sở hữu đối với tài khoản, tăng cường bảo mật tối đa khi sử dụng, bảo vệ quyền lợi của người dùng. Hơn nữa, việc hoàn tất việc xác thực tức người dùng góp phần hỗ trợ cơ quan quản lý trong công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia.

Đại diện ví điện tử Moca cũng đánh giá, yêu cầu xác thực danh tính nhằm mục đích bảo mật tài chính và xây dựng một nền tảng thanh toán giảm thiểu gian lận, trộm cắp danh tính, hoạt động “rửa tiền” và các hành động phạm pháp khác. “Do vậy, thu thập thông tin cá nhân là một phần của quy trình nhận biết khách hàng KYC” - Moca nhìn nhận.


 

Người dùng ví điện tử phải hoàn tất xác thực danh tính trước ngày 7.7.2020 theo yêu cầu của NHNN. Nguồn: Moca
Người dùng ví điện tử phải hoàn tất xác thực danh tính trước ngày 7.7.2020 theo yêu cầu của NHNN. Nguồn: Moca




Lo lắng lộ lọt thông tin

Việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp các thông tin cá nhân chi tiết cũng như thông tin về thẻ ngân hàng đặt dấu hỏi về việc các tổ chức cung ứng ví điện tử sẽ làm gì để đảm bảo thông tin cá nhân của người dùng không bị lộ lọt và bị sử dụng sai mục đích. Giải đáp thắc mắc này, ông Nguyễn Bá Diệp - Phó Chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo - cam kết tất cả thông tin người dùng cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là xác minh tính chính danh của tài khoản và không cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng cho bất kỳ bên thứ 3 nào. “Chúng tôi chỉ sử dụng để xác minh tính chính danh của tài khoản; cung cấp dịch vụ, tính năng, chương trình khuyến mại; tăng cường bảo mật; hỗ trợ khi người dùng yêu cầu và các mục đích liên quan đến pháp lý. Chúng tôi không cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho bất kỳ bên thứ 3 nào” - ông Diệp nhấn mạnh.

Nhìn nhận việc thu thập thông tin cá nhân là một phần của quy trình nhận biết khách hàng (KYC), đại diện ví điện tử Moca cho biết đang áp dụng các công nghệ đạt tiêu chuẩn và kỹ thuật đã được chứng thực để đảm bảo bảo mật thông tin của Khách hàng. Dù cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng theo các chính sách bảo mật của hãng cũng như tuân thủ các quy định an toàn bảo mật thông tin đang hiện hành của Việt Nam, tuy nhiên Moca cũng cho rằng, trong trường hợp việc cung cấp thông tin cá nhân gây ra những bất tiện, người dùng hoàn toàn có thể rút tiền trong ví để chuyển về tài khoản ngân hàng vào bất cứ lúc nào đồng thời cũng có thể xóa liên kết thẻ ATM và ngưng sử dụng ví.

Liên quan đến những lo lắng của người dùng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, việc yêu cầu người dùng hoàn tất xác thực danh tính trước ngày 7.7.2020 là một nội dung đáng chí ý trong Thông tư 23/2019 sửa đổi lại Thông tư 39/2014 theo hướng tăng cường bảo đảm an toàn cho người sử dụng ví điện tử. Việc yều cầu xác thực xuất phát từ thực tế trong thời gian qua xuất hiện một số trường hợp người sử dụng ví điện tử bị lộ thông tin và ảnh hưởng đến an toàn. “Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, với những tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ cần phải làm rõ kê khai xác minh danh tính, đến 7.7 này sẽ hết hạn” - ông Đào Minh Tú cho biết.

Cũng theo lãnh đạo NHNN, các tổ chức có chức năng trung gian thanh toán và cung cấp dịch vụ ví điện tử phải có trách nhiệm bảo toàn thông tin thanh toán cho người dùng. Để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, người dùng ví điện tử không nên cung cấp hoặc để lộ, lọt thông tin của mình cho những người không tin tưởng.

 

https://laodong.vn/kinh-te/bat-buoc-ke-khai-danh-tinh-khi-dung-vi-dien-tu-lo-thong-tin-ca-nhan-lo-lot-va-su-dung-sai-muc-dich-810058.ldo

Theo Văn Nguyễn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null