Bắt 2 đối tượng từ Thanh Hóa vào Bình Định cho vay lãi suất "cắt cổ"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ Thanh Hóa, 2 thanh niên mới lớn quyết định vào tỉnh Bình Định “lập nghiệp” bằng nghề cho vay với lãi suất “cắt cổ” thì bị bắt.

Ngày 31-7, Cơ quan CSĐT Công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng Trần Văn Dũng (20 tuổi) và Mai Đình Thắng (21 tuổi; cùng ngụ tỉnh Thanh Hóa ) về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

 

Đối tượng Mai Đình Thắng bị bắt giữ. Ảnh: Trị Bình
Đối tượng Mai Đình Thắng bị bắt giữ. Ảnh: Trị Bình


Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ tháng 2-2020, Thắng cùng Dũng từ Thanh Hóa vào Bình Định thuê trọ để hoạt động cho vay nặng lãi, mỗi người góp vốn ban đầu 50 triệu đồng. Lúc mới vào, cả 2 thuê nhà ở thị xã An Nhơn (Bình Định), sau đó thấy nhiều người ở TP Quy Nhơn có nhu cầu vay hơn nên đến thuê nhà trọ ở phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) để hoạt động cho vay nặng lãi.

Sau đó, Dũng và Thắng in nhiều tờ rơi, hằng ngày đi dán ở các chợ, khu dân cư đông người để thu hút sự chú ý của người vay. Chúng áp dụng thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp, lãi suất từ 30 - 40%/tháng, chưa kèm theo phí dịch vụ cho mỗi lần vay từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Theo tài liệu của cơ quan công an và tố giác của người bị hại, Dũng và Thắng đã cho rất nhiều người vay. Trong đó, lực lượng công an đã làm rõ được 13 trường hợp cụ thể. Hầu hết người vay đều là người lao động nghèo.

Người có nhu cầu vay tiền tìm đến Dũng và Thắng, 2 bên thỏa thuận lãi suất rồi chụp hình, quay video người vay tiền, sau đó người vay tiền ký tên hoặc lăn dấu tay vào giấy "hợp đồng cho cá nhân vay tiền"... thì sẽ nhận được tiền vay.


 

Trần Văn Dũng làm việc với công an. Ảnh: Trị Bình
Trần Văn Dũng làm việc với công an. Ảnh: Trị Bình


Nếu trả chậm, người vay sẽ bị cả 2 hăm dọa đưa lên Facebook. Điển hình như trường hợp bà L. (ngụ phường Nhơn Bình) vay 20 triệu đồng trong vòng 25 ngày nhưng phải trả lãi 16 triệu đồng. Bà L. trả muộn đã bị Dũng và Thắng hăm dọa nên phải vay một nơi khác để trả đúng hẹn.

Khai nhận tại cơ quan điều tra, Trần Văn Dũng cho biết khi tổ chức đường dây cho vay nặng lãi này, cả 2 đều thống nhất không cần người vay số tiền nhiều mà cần nhiều người vay. Bởi cho vay số tiền lớn sẽ rủi ro nhiều, chỉ cần nhiều người vay thì sẽ có lãi nhiều.

Theo Đức Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.