Bảo mẫu ở Sài Gòn dùng dao dọa, đánh đập nhiều trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ cơ sở và bảo mẫu ở quận 12 (TP. HCM) thường xuyên đánh, đạp, đập can nhựa vào đầu... các bé 2-4 tuổi, con của các công nhân.
Chiều 26-11, Công an quận 12 cùng lực lượng chức năng đến cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh tại phường Hiệp Thành, sau khi nhận được thông tin chủ cơ sở Phạm Thị Mỹ Linh và các bảo mẫu có hành vi bạo hành hàng chục bé.
Nhiều gia đình có con gửi tại đây kéo đến la lớn. Họ đập cửa, kêu bà Linh ra nói chuyện. Nhiều phụ huynh ôm con, khóc tức tưởi. Người dân xung quanh cũng tụm lại bàn tán.
Lực lượng chức năng tạm đình chỉ cơ sở, mời bà Linh về phường làm việc.
Cơ sở Mầm Xanh nơi xảy ra vụ việc.
Cơ sở Mầm Xanh nơi xảy ra vụ việc.
Theo báo Tuổi Trẻ, mỗi sáng nhận các cháu vào lớp, bà Linh và các bảo mẫu đều tươi cười niềm nở. Tuy nhiên ngay sau khi cha mẹ các bé đi khỏi, hoặc trong các bữa ăn, họ đánh trẻ tàn bạo.
Nhiều bé bị tát vào mặt liên tiếp, bị đánh bằng muỗng múc canh, đập bình nhớt vào đầu... đến choáng váng. Trong giờ ngủ, một bé trai bị ném vào góc tường và bị bảo mẫu đạp vào bụng.
Ẵm con đến trước cổng lớp mẫu giáo, chị Lê Thị Xinh (25 tuổi) mắt đỏ hoe. Làm công nhân may, không có thời gian trông con trai hơn 2 tuổi nên chị phải gửi vào đây gần một năm nay với chi phí 1,2 triệu đồng mỗi tháng.
"Sáng nào đưa con đến lớp nó cũng khóc, nhất quyết không vào. Tôi không ngờ cô giáo lại ác vậy vì khi đón cháu các cô rất niềm nở, cười đùa"-chị Xinh nói trong nước mắt.
Nhiều phụ huynh bức xúc ôm con đến đòi gặp bà Linh.
Nhiều phụ huynh bức xúc ôm con đến đòi gặp bà Linh.
Chị Nguyễn Thị Bảo Hiền (23 tuổi) cùng cả nhà dẫn con trai 3 tuổi đến, bức xúc: "Bà ấy ác gì ác dữ vậy, tôi đâu có đối xử tệ với họ. Mới hôm 20-11 tôi còn đến gửi quà cho các cô, tiền tháng tôi đóng cũng không thiếu, vậy mà họ đánh, dùng dao uy hiếp con tôi và mấy đứa nhỏ. Đây là lý do con tôi thường kêu đau mỗi khi từ trường về".
Ở trọ gần cơ sở mầm non này, chị Lê Thị Hồng Thủy từng gửi con tại trường hơn 10 tháng. Sau này khi phát hiện con hay bị bầm, than khóc chân đau, rồi nghe con nói việc bị đánh nên chị dừng gửi.
"Bà ta làm thế xưa nay rồi. Cơ sở này cũng không có camera nên nhiều phụ huynh không theo dõi được", chị Thủy kể.
Công an làm việc với cơ sở.
Công an làm việc với cơ sở.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang-Chánh Văn phòng Công an TP.HCM - cho biết, hành vi của những bảo mẫu không chỉ vi phạm đạo đức, tiêu chuẩn nghề nghiệp mà còn vi phạm pháp luật.
"Quá trình điều tra hành vi của các bảo mẫu, nếu cấu thành các tội trong quy định pháp luật thì kiên quyết xử lý", ông Quang nói.
Duy Trần - Nguyễn Tuyết (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null