Báo động dịch tả heo đang trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn 1 năm hoành hành rồi bị bao vây, khống chế, đến nay dịch tả heo châu Phi lại đang tái phát ở nhiều địa phương và có nguy cơ lây lan.

 

Chiều 5-5, văn phòng Bộ NN-PTNT thông tin, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo dịch tả heo châu Phi lại đang tái phát ở nhiều địa phương.

Công văn mang số 3041 ký ngày 5-5-2020 cho biết, từ tháng 2-2019 đến nay, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi nên đã góp phần giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.

Số liệu công bố mới đây của Bộ NN-PTNT cho biết, cả nước có trên 99% số xã có dịch tả heo đã qua 30 ngày - đủ điều kiện tái đàn và các địa phương đã có văn bản công bố, thông báo hết dịch.

Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố, trong thời gian qua dịch tả heo lại tiếp tục xảy ra tại một số địa phương, trong đó có hiện tượng bệnh tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam...

Vì vậy, nguy cơ dịch tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, trong điều kiện nuôi tái đàn, tăng đàn ngày càng gia tăng, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.


 

Dịch tả heo châu Phi đang tái phát, nếu không tổ chức kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch nghiêm túc thì nguy cơ lây lan, gây thiệt hại trong thời gian tới là rất cao
Dịch tả heo châu Phi đang tái phát, nếu không tổ chức kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch nghiêm túc thì nguy cơ lây lan, gây thiệt hại trong thời gian tới là rất cao



Để khẩn trương kiểm soát tốt các ổ dịch đang xảy ra, chủ động phòng chống bệnh tái phát, lây lan diện rộng, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương trên cả nước triển khai ngay việc giám sát để phát hiện sớm, xử lý dứt điểm ngay các ổ dịch; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác heo bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan.

Cử ngay các tổ công tác kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có dịch mà chưa qua 30 ngày để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài. Kiểm soát chặt việc vận chuyển heo nuôi và heo thịt đến các địa điểm cơ sở giết mổ để chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, nhằm hạn chế tới mức tối đa nguy cơ dịch tả heo tái phát; tổng kết, phổ biến, nhân rộng các mô hình và hướng dẫn chăn nuôi heo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null