Bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất: Tín hiệu vui cho người trồng mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 4 năm triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía ở khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai, mới đây, Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) đã bàn giao công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS). Dựa vào bản đồ này, QNS sẽ xây dựng quy trình canh tác và bón phân phù hợp cho từng loại đất, giúp người trồng mía nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ông Võ Thành Đảng-Tổng Giám đốc QNS-cho biết: “Năm 2000, QNS đã đầu tư xây dựng Nhà máy Đường An Khê và được tỉnh Gia Lai quy hoạch vùng mía nguyên liệu ở các huyện: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê. Tháng 5-2017, QNS và JVF đã ký kết thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất tại khu vực phía Đông tỉnh”.

Lãnh đạo Công ty Phân bón Việt Nhật bàn giao công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho lãnh đạo Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Minh
Lãnh đạo Công ty Phân bón Việt Nhật bàn giao công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho lãnh đạo Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Minh


Sau 4 năm triển khai, JVF đã xây dựng được 15 bản đồ, trong đó có 3 bản đồ về lấy mẫu, phân loại đất, hiện trạng sử dụng đất và 12 bản đồ thể hiện hiện trạng dinh dưỡng đất ở các huyện, thị xã với diện tích đánh giá trên 29.463 ha.

Ông Lê Vĩnh Hùng-cố vấn Tổng Giám đốc JVF-thông tin: “Để lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất, từ năm 2011 đến nay, JVF đã lấy 226 mẫu đất, trong đó có 205 mẫu ghi đầy đủ tọa độ, kết quả phân tích bằng phương pháp nội suy Kriging. Ngoài ra, JVF đã làm báo cáo tóm tắt về phương pháp lấy mẫu, phân tích, phương pháp lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất tại vùng nguyên liệu, từ đó khuyến cáo người trồng mía bón phân phù hợp với từng loại đất, tránh lãng phí, tăng hiệu quả”.

Theo đánh giá của TS. Cao Anh Đương-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam, khi áp dụng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất vào sản xuất sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận trên mỗi tấn mía, giúp cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất thuận lợi hơn. Bản đồ này, QNS dùng làm cơ sở cho việc sử dụng phân bón hợp lý với từng loại đất; JVF tiếp tục tiến hành nhiều mô hình thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng và cải tiến sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây mía, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng hiệu quả canh tác, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng mía.

Công trình bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất hoàn thành đưa vào sử dụng là tin vui đối với người trồng mía ở khu vực phía Đông tỉnh. Ông Nguyễn Cang (xã Đak Hlơ, huyện Kbang) chia sẻ: “Trên cơ sở bản đồ dinh dưỡng đất, chúng tôi mong 2 công ty có những định hướng phát triển để tăng năng suất, chất lượng cây mía, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Khi áp dụng Công trình bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất sẽ giúp cho việc bón phù hợp với từng chân đất, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển cây mía. Ảnh: Ngọc Minh
Khi áp dụng công trình bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất sẽ giúp cho việc bón phù hợp với từng chân đất, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mía. Ảnh: Ngọc Minh


Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-cho rằng: “Thời gian tới, Công ty, Nhà máy cần tiếp tục quan tâm và phát huy hơn nữa kết quả của công trình để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người trồng mía, cho doanh nghiệp, góp phần tích cực vào xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn. Về phía địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể hỗ trợ các nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân để đạt được mục đích cuối cùng đó là hiệu quả trong sản xuất”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: “Mía là một trong những cây trồng chủ lực của các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, chính quyền các địa phương và Nhà máy Đường An Khê cần tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa; tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn trên cây mía; đồng thời, khảo nghiệm, đánh giá, lựa chọn các giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh để giúp người dân có giống mía tốt nhất phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập”.

 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null