Bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng: Lĩnh vực tiềm năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc hợp tác giữa ngân hàng thương mại và đơn vị bán bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ thời gian qua đã giúp cho cả 2 phía mở rộng thị phần, nâng cao doanh số; đồng thời, đảm bảo tín dụng tiền vay cho khách hàng.

SHB Gia Lai là một trong số đơn vị tiên phong triển khai bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng từ năm 2018 đến nay. SHB Gia Lai cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.

Ông Lý Anh Đào-Giám đốc SHB Gia Lai-khẳng định: “Chúng tôi tư vấn và khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm theo nhu cầu. Thay vì chạy theo chỉ tiêu doanh số, SHB Gia Lai luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, lựa chọn hợp tác với các đơn vị bảo hiểm như: BSH, Bảo Việt, Dai-ichi Life, Pjico nhằm đa dạng loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như giúp khách hàng tiếp cận với các loại hình bảo hiểm”.

Nhờ làm tốt khâu tư vấn và chăm sóc sau bán hàng, hiện nay, 100% khoản vay của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại SHB Gia Lai đều tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhằm dự phòng rủi ro như bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm thủy điện, bảo hiểm nông sản, bảo hiểm cháy nổ...

 Năm 2020, BIDV Phố Núi phấn đấu đạt doanh thu bảo hiểm 9 tỷ đồng. Ảnh: Sơn Ca
Năm 2020, BIDV Phố Núi phấn đấu đạt doanh thu bảo hiểm 9 tỷ đồng. Ảnh: Sơn Ca


Thông qua hoạt động bán chéo bảo hiểm, ngân hàng tăng doanh thu dịch vụ ròng trên tổng thu nhập, đồng thời góp phần bảo vệ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Ông Nguyễn Trọng Hiền-Phó Giám đốc BIDV Phố Núi-cho biết: “Bảo hiểm qua kênh ngân hàng mang lại lợi ích cho khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng vào tính nhân văn của hoạt động bảo hiểm. Đây cũng là lý do để chúng tôi tiếp tục nhân rộng sản phẩm bảo hiểm tại BIDV Phố Núi cũng như nền khách hàng của Chi nhánh”.

Liên kết bán chéo sản phẩm giữa bảo hiểm và ngân hàng là chiến lược đường dài và hiệu quả nhất hiện nay. Tại BIDV Phố Núi, doanh thu bảo hiểm tăng trưởng khá cao và đang trên đà phát triển thuận lợi. Năm 2019, BIDV Phố Núi đạt doanh thu bảo hiểm 6 tỷ đồng, năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu 9 tỷ đồng.

Chính nhờ chiến lược hợp tác với ngân hàng mà hoạt động bảo hiểm đang trên đà phát triển mạnh và nhanh hơn hẳn so với thị trường truyền thống. Doanh thu từ kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng tăng trưởng tỷ lệ thuận với lượng khách hàng, đặc biệt là tại các ngân hàng thương mại lớn đã giúp các công ty bảo hiểm củng cố thị phần và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Tại Gia Lai, Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)-Chi nhánh Bắc Tây Nguyên đang triển khai rất nhiều dòng sản phẩm qua kênh BIDV Gia Lai, BIDV Nam Gia Lai, BIDV Phố Núi như: bảo hiểm tai nạn người vay vốn, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe… Đặc biệt, sản phẩm chủ đạo BIC Bình An (Bảo hiểm tai nạn người vay vốn) đang chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu và số lượng khách hàng. BIC đã triển khai sản phẩm cho từng món vay, mỗi khách hàng được tham gia đến 10 giấy chứng nhận bảo hiểm với số tiền bảo hiểm đến 6 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tiến Dũng-Giám đốc BIC Bắc Tây Nguyên-nhìn nhận: “Hoạt động bảo hiểm tăng trưởng bình quân qua kênh BIDV đạt 20%/năm, riêng dòng sản phẩm chủ đạo là BIC Bình An năm 2020 tăng trưởng tới 50%. Hiện nay, với nền dữ liệu khách hàng của BIDV, BIC đang cố gắng tiếp cận, khai thác có hiệu quả hơn nữa”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng cũng đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm với các đơn vị cùng nghề của ngân hàng thương mại khiến cho áp lực về thị phần, doanh số ngày càng gay gắt. 

 SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.