Bài hát ca ngợi Bác Hồ viết bằng tiếng Jrai năm 1946

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Krông Pa Trần Thị Mỹ Hiền vừa chuyển cho tôi một số văn bản viết tay rất quý, trong đó có một bài hát song ngữ Jrai-Việt mà chị mới sưu tầm được. Tôi nhận ra ngay nét chữ quen thuộc của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ksor Ní.

Ông Ksor Ní là người Jrai, sinh năm 1925 và mất vào tháng 2-2019, thọ 95 tuổi. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác quan trọng, có những đóng góp tích cực cho địa phương. Ông là Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai (1974-1975); năm 1976, ông là Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai-Kon Tum... Ông Ksor Ní được kết nạp vào Đảng ngày 15-12-1946. Đây cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với cuộc đời ông: tham gia Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, được ra Hà Nội gặp Bác Hồ…

Theo các tài liệu mà chúng tôi có được, bài hát song ngữ Jrai-Việt ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt vào năm 1946. Bút tích của chính nhà cách mạng lão thành Ksor Ní để lại cho thấy: Đến tháng 2 và 3-1946, khi ông đi vận động các làng Jrai ở vùng Cheo Reo đứng lên đánh Pháp thì vẫn còn khá nhiều người hoang mang, hoài nghi, chưa tin vào cách mạng. Lý lẽ của họ là: Pháp có máy bay, có súng pháo, lại có người chỉ huy tài giỏi. Còn ta thì chỉ có 2 bàn tay trắng. Do đó, chống lại Pháp là đương đầu với cái chết. Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng không phải mọi sự thuyết phục của người thanh niên trẻ tuổi Ksor Ní vào lúc đó đều có kết quả.

b
Bài hát song ngữ Jrai-Việt, thủ bút của ông Ksor Ní. Ảnh: Mỹ Hiền

Cuối tháng 3, ông nhận được giấy mời tham dự Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19-4-1946). Tại đây, qua lời phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Jrai của Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nay Phin, chàng thanh niên Ksor Ní đã lắng nghe trọn vẹn lá thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi từ Hà Nội vào. Ông đã hiểu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Sê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt...” nên phải “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau”. Ông càng thấm thía lời căn dặn của Người: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Trở về sau đại hội, trong tâm trạng hân hoan, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Ksor Ní đã viết lời bài hát ca ngợi Người bằng tiếng Jrai, sau này dịch ra tiếng Việt. Theo một số tài liệu, bài hát đã được chính tác giả hát cho Bác nghe năm 1946, khi ông ra Hà Nội làm việc ở Nha Dân tộc Trung ương.

Theo bút tích của ông Ksor Ní, bài hát trên được viết theo điệu Tuốt gươm thiêng của đồng bào Jrai; mỗi phần tiếng Jrai và Việt đều có 13 dòng. Đúng như tiêu đề, nội dung bài hát tập trung ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một con người tài giỏi phi thường, đã dẫn dắt giống nòi đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do. Đó là một con người mang cái tên quý như vàng, là vị chỉ huy của người Tây Nguyên. Mong Người sống mãi cùng nước Việt Nam độc lập mãi mãi...

Trong bối cảnh lịch sử khó khăn những năm tháng đó, đặc biệt là khoảng cách địa lý với miền Bắc quá xa xôi, thiếu thông tin liên lạc, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, bài hát của ông Ksor Ní ra đời và được lưu truyền rộng rãi nơi cộng đồng các dân tộc thiểu số là một thành công về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Nó không chỉ tạo nên một khí thế mới cho phong trào cách mạng ở Gia Lai mà còn giúp cho người dân Tây Nguyên thêm tin tưởng vào Bác Hồ và sự nghiệp cách mạng.

Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku là một sự kiện trọng đại, diễn ra cách đây đã 74 năm. Bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh của người cán bộ lão thành cách mạng Ksor Ní không phải là bản gốc được ông sáng tác vào thời điểm đó và lưu giữ lại đến nay. Tuy thế, với thủ bút của chính tác giả, văn bản này xứng đáng được lưu trữ, phát huy giá trị để thế hệ mai sau biết thêm chi tiết về cuộc đời hoạt động cách mạng của một người Jrai ưu tú.

NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...