Bãi bỏ quy định phân hạng đạo đức giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong Thông tư 08/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bãi bỏ quy định phân hạng đạo đức giáo viên.
Bộ GDĐT đã bãi bỏ quy định phân hạng đạo đức giáo viên. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Bộ GDĐT đã bãi bỏ quy định phân hạng đạo đức giáo viên. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư 08 ngày 14.4.2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2.2.2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Theo đó, bên cạnh việc quy định mỗi giáo viên chỉ cần một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên thay vì 3 chứng chỉ như quy định trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã bãi bỏ quy định mỗi hạng giáo viên có một tiêu chuẩn đạo đức riêng.

Trước đó, tại các Thông tư số 01, 02, 03, 04 ngày 2.2.2021, Bộ GDĐT quy định có 3 hạng chức danh, giáo viên thứ hạng cao có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp... cao hơn thứ hạng thấp.

Cụ thể, trong các Thông tư nói trên, Bộ GDĐT đặt ra “Tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo” với quy định nhà giáo mầm non và phổ thông hạng I có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn nhà giáo hạng II, nhà giáo hạng II có đạo đức cao hơn nhà giáo hạng III.

Quy định nói trên đã bị nhiều nhà giáo, chuyên gia pháp lý lên tiếng phản đối, cho rằng không phù hợp với quy định của pháp luật, không phù hợp thực tế.

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, không thể “phân hạng” đạo đức nghề nghiệp cao thấp theo thứ hạng chức danh, mà chỉ có một tiêu chuẩn đạo đức chung của nhà giáo, ai cũng phải tuân theo, phấn đấu suốt đời.

Từ đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đề nghị Bộ GDĐT bãi bỏ quy định bất hợp lý về tiêu chí đạo đức nghề nghiệp giáo viên.

Đến nay, Bộ GDĐT đã tiếp thu ý kiến từ dư luận, bãi bỏ các tiêu chí về đạo đức nhà giáo phân theo hạng bất hợp lý nói trên.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.