Bắc Kạn: 70 người nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng và đau đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, đến sáng 21/9, đã có 70 người tại xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi nghi nghi ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi nghi nghi ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Sáng 21/9, ông Trần Văn Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, cho biết từ 22 giờ ngày 20/9 đến sáng 21/9, đã có thêm 50 người tại xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu. Hiện, không có trường hợp nào nguy kịch.

Một số người còn sốt, đau đầu, đau bụng; các trường hợp còn lại đã ổn định và đang được điều trị hồi sức.

Trước đó, ngày 20/9, 20 học sinh tại xã Nông Thượng phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy. Như vậy, đến sáng 21/9, đã có 70 người nhập viện.

Theo Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn, vào 11 giờ ngày 20/9, Trạm Y tế xã Nông Thượng có báo cáo về các ca có biểu hiện mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đau bụng tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn).

Sau khi nhận thông tin, Trung tâm đã cử cán bộ chuyên môn đến Trạm Y tế xã Nông Thượng phối hợp với Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng thực hiện điều tra ban đầu, đánh giá tình hình dịch tễ.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ngày 19/9, nhà trường tập trung ăn bữa trưa tại Trường Tiểu học xã Nông Thượng với các món: cơm tẻ, thịt gà chiên, canh rau dưa, khoai tây xào, dưa hấu. Bữa ăn có 88 học sinh, 5 giáo viên.

Sau ăn, đến tối 19/9, có 1 trẻ bị đau họng, không nôn, không sốt. Đến sáng 20/9, trẻ vẫn đi học và sức khỏe bình thường. Đến khoảng 9 giờ ngày 20/9, trẻ xuất hiện sốt nóng.

Đến thời điểm 16 giờ ngày 20/9, ghi nhận liên tiếp 41 ca bệnh với các biểu hiện giống nhau, trong đó có 20 ca có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi; 21 ca có biểu hiện đau bụng, buồn nôn.

Trong tổng số 41 trường hợp ghi nhận đến 15 giờ ngày 20/9, có 8 trường hợp không cùng ăn bữa trưa tại Trường Tiểu học Nông Thượng.

Trung tâm Y tế thành phố đã triển khai các biện pháp như: điều tra sơ bộ các ca mắc, tư vấn, hướng dẫn giáo viên tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng theo dõi sát và phát hiện các ca mắc mới, báo cáo kịp thời về Trạm Y tế để có xử trí; đồng thời tư vấn cho gia đình cách theo dõi, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà; tổ chức phun khử khuẩn bằng cloramin B toàn bộ khu vực trường học.

Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyến tỉnh phối hợp điều tra và thu dung điều trị các ca mắc. Ngành chức năng đang xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp phòng bệnh và điều trị.

Theo Vũ Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).