Bà trùm Mười Tường lĩnh 23 năm tù trong vụ buôn lậu 51 kg vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang tuyên phạt trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường) 16 năm tù về tội buôn lậu, 7 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng cộng 23 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Sau 5 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 13/8, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường), sinh năm 1969, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang, 16 năm tù về tội “Buôn lậu,” 7 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,” tổng hợp hình phạt là 23 năm tù.

Bị cáo Phạm Tấn Lộc, sinh năm 1986, ngụ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, bị tuyên phạt 13 năm tù; bị cáo Mai Thị Ngọc Phấn, sinh năm 1979, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang, bị tuyên phạt 10 năm tù, cùng về tội “Buôn lậu” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”

Các bị cáo khác nhận mức án từ 3 đến 11 năm tù cùng về tội “Buôn lậu” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,” buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng đối với mỗi bị cáo.

Ngoài bản án đã tuyên, Hội đồng xét xử còn tuyên tịch thu ngân sách Nhà nước hơn 50,9kg vàng 99,99% cùng một số tang vật trong vụ án. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn tuyên phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh 100 triệu đồng về tội “buôn lậu” và 50 triệu đồng về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”

Trước đó, “bà trùm” Nguyễn Thị Kim Hạnh đã bị tuyên phạt 22 năm tù về tội “buôn lậu” và 3 năm tù về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.” Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh còn bị truy tố 2 tội danh (chưa đưa ra xét xử) là “rửa tiền” và “trốn thuế.”

Theo cáo trạng, khoảng 12 giờ 40 phút ngày 30/10/2020, lực lượng Công an tỉnh An Giang tuần tra trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia thuộc phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc phát hiện Nguyễn Hoàng Út điều khiển vỏ tắc ráng (thuyền máy làm bằng vật liệu nhựa composite) từ hướng Campuchia đến khu vực tổ 7, khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn cặp vào bờ đường Tuy Biên.

Cùng lúc, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hải, Nguyễn Hữu Phước, Võ Văn Trung đi bộ đến vỏ tắc ráng của Mạnh lấy 3 bọc nylon bên trong có chứa hơn 50,9kg vàng nguyên liệu 99,99% đến để trên hai xe môtô đang đậu sẵn trên bờ. Lực lượng liên ngành đã bắt giữ Hải cùng tang vật, còn Minh, Út, Phước, Trung bỏ trốn.

Cùng ngày 30/10/2020, Nguyễn Văn Minh, Võ Minh Tâm, Phan Văn Bồ đến trụ sở Công an thành phố ;Châu Đốc đầu thú, khai nhận hành vi cùng với Út vận chuyển trái phép vàng từ Campuchia về Việt Nam.

Quá trình điều tra xác định: Trần Thị Thảo Trang, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa, Trương Văn Liêm, Trương Thái Nguyên là các chủ tiệm vàng và Dương Công Cường có thỏa thuận chuyển tiền USD từ Việt Nam sang Campuchia và mua vàng của Tuốt, Hía, Pha Na (đang sinh sống tại Campuchia) chuyển về Việt Nam.

Tuốt, Hía, Pha Na thuê Hạnh vận chuyển tiền USD, vàng giao cho Vân, Nghĩa, Cường và Nguyên để Nguyên giao lại cho Trang với tiền công vận chuyển mỗi 100.000 USD là 70 USD, mỗi kilogam vàng là 15 USD.

Các bị cáo đứng nghe Hội đồng xét xử tuyên án. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Các bị cáo đứng nghe Hội đồng xét xử tuyên án. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Để vận chuyển tiền USD, vàng qua lại biên giới Việt Nam-Campuchia, Hạnh thuê và phân công Mai Thị Ngọc Phấn, Phạm Tấn Lộc trực tiếp liên hệ với Nguyên, Cường, Vân, Nghĩa nhận tiền USD, giao vàng và nhận tiền công vận chuyển. Lộc, Bạch Vân kiểm đếm số lượng tiền USD, vàng rồi cùng Hoàng Út, Võ Văn Trung, Nguyễn Hữu Phước, Trần Văn Hải, Trần Văn Minh vận chuyển USD sang Campuchia và nhận vàng vận chuyển về nhà của Hạnh để giao lại cho các tiệm vàng.

Trong quá trình vận chuyển gần 51 kg vàng từ Campuchia về Việt Nam, các đối tượng đã bị lực lượng Công an tỉnh An Giang bắt quả tang.

Trong vụ án này, Nguyễn Thị Kim Hạnh được xác định là đối tượng cầm đầu, đã thuê và điều hành toàn bộ hoạt động vận chuyển tiền USD sang Campuchia và nhận 51kg vàng, trị giá gần 72 tỷ đồng chuyển về Việt Nam.

Các bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh; Mai Thị Ngọc Phấn, sinh năm 1979, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang; Phạm Tấn Lộc, sinh năm 1986, ngụ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, cùng 21 bị cáo khác bị truy tố về tội “Buôn lậu.”

Các bị cáo: Trương Văn Liêm, sinh năm 1966; Nguyễn Thị Kim Hạnh, Phạm Tấn Lộc, Mai Thị Ngọc Phấn cùng bị truy tố về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng: Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, cả nước sẽ khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Thủ tướng: Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, cả nước sẽ khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua, cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn, trọng điểm; dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh tới đây, cả nước sẽ tiếp tục khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn.

Nhiều địa phương thiệt hại do mưa dữ dội

Nhiều địa phương thiệt hại do mưa dữ dội

Tại Tuyên Quang, Hoà Bình, mưa lớn khiến 53 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái. Tại TPHCM và Bình Dương, mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên nhiều tuyến đường. Dự báo chiều nay đến ngày mai (11/5) mưa lớn còn tiếp tục ở nhiều nơi, kèm theo nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất.

Dự kiến sau sáp nhập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định các chức danh thuộc HĐND tỉnh và UBND tỉnh

Dự kiến sau sáp nhập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định các chức danh thuộc HĐND tỉnh và UBND tỉnh

(GLO)- Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, sau khi sáp nhập tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện trong năm 2025, các địa phương không tiến hành bầu các chức danh thuộc HĐND và UBND mà sẽ được cấp trên chỉ định.