Ayun Pa phòng ngừa dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại các huyện Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Trước tình hình này, ngành chức năng của thị xã Ayun Pa (Gia Lai) đang tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch xâm nhiễm vào địa bàn.
Trên địa bàn thị xã Ayun Pa hiện có 11.215 con heo của 473 hộ chăn nuôi và 2 gia trại. Cùng với đó, thị xã có 39 cơ sở giết mổ với số lượng thịt heo mỗi ngày đưa ra thị trường khoảng hơn 4 tấn. Để đảm bảo cho đàn heo của địa phương phát triển ổn định trong lúc dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 3 huyện trên địa bàn tỉnh, thị xã Ayun Pa đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch. Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã-cho biết: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh và UBND thị xã, đơn vị đã phối hợp với 8 xã, phường hướng dẫn các hộ chăn nuôi về cách nhận biết heo bị dịch và các giải pháp phòng ngừa; tăng cường kiểm soát giết mổ tại các chợ; tổ chức phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Đồng thời, Trung tâm đã tham mưu UBND thị xã xây dựng kế hoạch chống dịch nếu dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại địa phương.
 Phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ảnh minh họa).
Phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ảnh minh họa).
Đến nay, ngoài việc tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã tiến hành phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn heo ở cả 8 xã, phường. Cụ thể, Trung tâm đã phun hóa chất tiêu độc khử trùng được 402 ngàn m2 chuồng trại chăn nuôi của người dân và 190 quầy sạp ở chợ trung tâm thị xã và chợ Bình Lợi (phường Cheo Reo); tổng số hóa chất được sử dụng là 201 lít Benkocid. Cùng với đó, 100% hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nơi nhốt gia súc thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực chuồng trại và phun hóa chất tiêu độc khử trùng.
Sáng 17-6, chúng tôi đã cùng cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đến kiểm tra tình hình tại một số cơ sở giết mổ heo trên địa bàn thị xã. Tại 2 cơ sở của bà Ngô Thị Châu Loan (21B Phạm Hồng Thái) và bà Trần Thị Hồng (60 Nguyễn Công Trứ), chúng tôi nhận thấy đàn heo gần 40 con được nhốt sẵn để chờ giết mổ đều khỏe mạnh, không có dấu hiệu của bệnh. Bà Loan và bà Hồng cho biết, nguồn heo của cơ sở được mua ngay tại địa phương. Khi mua, họ đều chọn lọc kỹ và không nhập nếu phát hiện heo có dấu hiệu bệnh để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 
Ngoài việc chú trọng kiểm tra đàn heo thịt ngay từ gốc, nguồn thịt heo được bán tại chợ hàng ngày cũng đều được cán bộ thú y kiểm tra, kiểm định kỹ trước khi đến tay người tiêu dùng. Cho đến ngày 17-6, đàn heo trên địa bàn thị xã Ayun Pa vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên, thị xã đã triển khai chốt chặn tại những cửa ngõ tiếp giáp với nơi có dịch, kiểm tra chặt chẽ nguồn heo nhập từ nơi khác đến, đồng thời tiếp tục tuyên truyền người chăn nuôi thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên và báo ngay với chính quyền địa phương nếu phát hiện dịch bệnh xảy ra.
 BÍCH VÂN

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null