Ayun Pa khẩn trương khống chế dịch lở mồm long móng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vừa công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) tại 2 xã Ia Sao và Ia Rtô sau khi phát hiện 72 con bò của 20 hộ dân mắc bệnh. Ngành chức năng cùng chính quyền địa phương đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm khoanh vùng, khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Dịch bệnh lây lan nhanh

Gia đình ông Nay Chuyên (buôn H'Liếp, xã Ia Sao) là hộ đầu tiên phát hiện bệnh LMLM trên đàn bò. Ông Chuyên cho biết: Ngày 6-10, một con bò xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, lở loét kẽ chân, chảy nước bọt liên tục. Khi nhân viên thú y xuống kiểm tra và thông báo bò bị LMLM, ông đã cách ly ngay con bò bị bệnh. Tuy nhiên, sau đó, bệnh lây rất nhanh. Chỉ 2 hôm, cả đàn 7 con bò đều bị lây nhiễm. Được nhân viên thú y hướng dẫn, ông Chuyên đăng ký tiêm thuốc điều trị bệnh cho cả đàn, đồng thời mua thêm vitamin, thuốc bổ về cho bò uống, vệ sinh các vết loét bằng nước muối loãng và dung dịch Xanh Methylen. “Đàn bò đã ăn uống bình thường trở lại, các vết loét cũng khô dần. Sau khi chúng khỏe hẳn, tôi đăng ký tiêm vắc xin cho cả đàn để đề phòng bệnh tái phát”-ông Chuyên chia sẻ.

Sau khi khởi phát tại xã Ia Sao, dịch LMLM nhanh chóng lan sang xã Ia Rtô. Gia đình bà Nay H'Chóa (buôn Phu Ama Miơng) có 3 con bò, trong đó, 1 con bò đực có dấu hiệu bị bệnh từ ngày 10-10. Được cán bộ tư vấn, bà vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại, nhốt vật nuôi ra nơi thoáng mát, sạch sẽ. “Mấy hôm nay, tôi không dám thả bò đi ăn vì sợ dịch bệnh lây lan cho các hộ khác. Hy vọng đàn bò mau khỏi bệnh bởi chúng là tất cả tài sản của gia đình”-bà H'Chóa bộc bạch.

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã xuống kiểm tra, hướng dẫn hộ chăn nuôi chăm sóc, điều trị giúp đàn gia súc nhiễm bệnh nhanh phục hồi. Ảnh: Vũ Chi
Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã xuống kiểm tra, hướng dẫn hộ chăn nuôi chăm sóc, điều trị giúp đàn gia súc nhiễm bệnh nhanh phục hồi. Ảnh: Vũ Chi



Theo bà Kpă HNoan-Trưởng thôn Phu Ama Miơng: Thôn có 48 hộ chăn nuôi bò với tổng số 194 con. Chỉ trong vòng 1 tuần đã có 37 con bò bị nhiễm bệnh. Với tập quán chăn thả của đồng bào dân tộc thiểu số, việc phải nuôi nhốt tại nhà khiến nhiều gia đình gặp khó khăn về thức ăn cho đàn vật nuôi. Bà H'Noan mong Nhà nước sớm hỗ trợ vắc xin, thuốc điều trị giúp dịch bệnh LMLM nhanh chóng được khống chế.

Khẩn trương khống chế dịch bệnh

Theo ông Ksor Uyên-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rtô-cho hay: Đến nay, toàn xã có 50 con bò bị bệnh LMLM. Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát nhanh là chuồng trại chăn nuôi của người dân không đảm bảo vệ sinh. Gần đây, trời mưa nhiều, ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã cấp 12 lít hóa chất tiêu độc khử trùng cho người dân; vận động bà con vệ sinh chuồng trại, tách riêng vật nuôi bị bệnh để tránh lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, xã cử nhân viên thú y trực tiếp xuống kiểm tra, tư vấn bà con cách điều trị, chăm sóc giúp vật nuôi bị bệnh phục hồi, tránh thiệt hại.

Trong khi đó, xã Ia Sao có 4/5 thôn, buôn xuất hiện bệnh LMLM với 23 con bò của 9 hộ gia đình mắc bệnh. Riêng thôn H'Liếp có 14 con bò mắc bệnh. Bà Đặng Thị Ngọc Kiều-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã-cho biết: Nhờ có kinh nghiệm từ đợt dịch năm 2017, các hộ chăn nuôi chú ý chăm sóc tốt vật nuôi nhiễm bệnh nên một số con đã khỏi bệnh, chưa có trường hợp bò chết do bệnh LMLM. Với những thôn có gia súc nhiễm bệnh, chính quyền địa phương đã đặt bảng thông báo khu vực có dịch, tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh để bà con nâng cao ý thức phòng-chống dịch bệnh, tuyệt đối không mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh để tránh dịch lây lan ra diện rộng.

Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã-cho hay: Ngày 17-10, UBND thị xã đã quyết định công bố dịch LMLM trên địa bàn 2 xã Ia Sao và Ia Rtô. Đến thời điểm hiện tại đã có 72 con bò của 20 hộ bị bệnh LMLM. Đây là bệnh do vi rút gây ra, lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, khi thấy gia súc nghi mắc bệnh cần cách ly ngay, chăm sóc, điều trị triệu chứng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã cấp 24 lít hóa chất cho 2 xã để phun tiêu độc khử trùng nhằm nhanh chóng khoanh vùng dập dịch. Hiện UBND thị xã đã trích kinh phí, giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp mua vắc xin LMLM để hỗ trợ bà con tiêm phòng cho gia súc. Song vì số lượng có hạn, Trung tâm kiến nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp hỗ trợ vắc xin giúp các địa phương tiêm bao phủ đàn vật nuôi để nhanh chóng khống chế dịch. Trung tâm cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi nên chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi để đảm bảo an toàn.

 

VŨ CHI
 

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.