Ayun Pa gỡ "nút thắt" cho nông hội phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 3 năm triển khai, mô hình nông hội tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) bước đầu mang lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục tháo gỡ các “nút thắt” để mô hình nông hội phát triển bền vững.
Nhận diện những “điểm nghẽn”
Xã Chư Băh có trên 800 hộ chăn nuôi bò với khoảng 2.000 con. Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Thị ủy về triển khai mô hình nông hội trên địa bàn thị xã, tháng 7-2021, Nông hội chăn nuôi bò xã Chư Băh được thành lập gồm 35 thành viên với tổng đàn bò trên 200 con. Xã đã huy động sự đóng góp của các Mạnh Thường Quân hỗ trợ 2 con bò sinh sản trị giá trên 20 triệu đồng giao cho 2 thành viên của Nông hội chăm sóc. Sau khi bò sinh sản, bê tách mẹ thì chuyển bò mẹ cho thành viên khác.
Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh-cho hay: “Sau khi tham gia Nông hội, nhiều hội viên thay đổi tập quán chăn nuôi từ thả rông sang nuôi nhốt, trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Tuy nhiên, vấn đề lai tạo đàn bò đang gặp khó khăn khi có sự chênh lệch về kích thước cơ thể. Bên cạnh đó, người chăn nuôi chưa liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, chỉ bán bò khi cần tiền dẫn đến nguồn cung bị gián đoạn và thường bị thương lái ép giá”.
Thị ủy Ayun Pa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai mô hình nông hội nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, phát triển mô hình trong thời gian tới. Ảnh: Vũ Chi
Thị ủy Ayun Pa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai mô hình nông hội nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, phát triển mô hình trong thời gian tới. Ảnh: Vũ Chi
Nông hội buôn Ama Djơng (phường Đoàn Kết) được thành lập từ năm 2019 với 41 thành viên. Tuy nhiên, sau 3 năm hoạt động, Nông hội chỉ còn lại 15 thành viên. Đây cũng là “điểm nghẽn” mà Nông hội trồng lúa chất lượng cao tại phường Đoàn Kết và Hòa Bình gặp phải. Ông Nguyễn Bá Liêm-Chủ nhiệm Nông hội trồng lúa chất lượng cao phường Đoàn Kết và Hòa Bình-cho hay: “Bất cập lớn nhất trong hoạt động của Nông hội là chưa tạo được liên kết trong quá trình sản xuất, chưa tự tổ chức được những buổi hội thảo đầu bờ, trao đổi thảo luận xem giống nào năng suất hơn, hiệu quả hơn, nguyên nhân cây trồng nhiễm bệnh và cách phòng trừ, chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, vẫn là mạnh ai người ấy làm nên khâu tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái”.
Cần giải pháp hỗ trợ
Thẳng thắn nhìn nhận những bất cập trong quá trình hoạt động, ông Lê Văn Hậu-Chủ nhiệm Nông hội buôn Ama Djơng-cho rằng: Ban Chủ nhiệm cần mạnh dạn, chủ động đi đầu làm mẫu để các thành viên vận dụng làm theo. Bản thân ông tự mình gieo trồng thử nghiệm 2 sào lúa ST24 theo hướng hữu cơ trong vụ Hè Thu 2022. Với giá bán 7.400 đồng/kg, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa thường 1 triệu đồng/sào. “Trên cơ sở kết quả đạt được, tới đây, Ban Chủ nhiệm Nông hội sẽ họp lại, chọn những người tích cực làm hạt nhân triển khai nhân rộng mô hình, tạo liên kết sản xuất để thu hút hội viên tham gia. Riêng gia đình tôi sẽ triển khai mô hình trên toàn bộ diện tích 1 ha”-ông Hậu chia sẻ.
Bà Nay H’Nhit (buôn Hiao, xã Chư Băh) vui mừng khi con bò được Nông hội chăn nuôi bò hỗ trợ sắp đẻ bê con. Ảnh: Vũ Chi
Bà Nay H’Nhit (buôn Hiao, xã Chư Băh) vui mừng khi con bò được Nông hội chăn nuôi bò hỗ trợ sắp đẻ bê con. Ảnh: Vũ Chi
Theo ông Đặng Xuân Toàn-Phó Chủ tịch UBND thị xã, mặc dù được thành lập dựa trên nguyên tắc “3 không, 3 tự, 3 cùng” nhưng hầu hết các thành viên nông hội vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, mạnh ai nấy làm và còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây chính là điểm nghẽn trong nhận thức của hội viên. Bên cạnh đó, sau khi thành lập, các cơ quan, đơn vị liên quan chưa thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng ban chủ nhiệm nông hội nên chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Để nông hội đi vào thực chất, tránh hình thức, cần xây dựng kế hoạch theo từng năm gắn với phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn. Với Nông hội chăn nuôi bò xã Chư Băh, cần đăng ký ngay với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã triển khai dự án khoa học công nghệ lai tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Với các nông hội trồng lúa, cần có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua đồng loạt, tránh bị ép giá. Chính quyền địa phương cần tích cực kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất.
Cũng nhằm tháo gỡ “nút thắt” giúp nông hội phát triển, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Ksor Vinh nêu quan điểm: Mục đích chính của kinh tế tập thể là giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Người dân chỉ tham gia mô hình khi họ thấy có lợi. Vì vậy, các ban, ngành, đoàn thể phải phân tích những lợi ích khi tham gia nông hội để thu hút bà con tham gia; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nông hội phát triển; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá mô hình để rút kinh nghiệm cũng như biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
VŨ CHI
 

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.