Áp giải 15 bị cáo trong đường dây buôn lậu Nhật Cường tới tòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TAND TP.Hà Nội sáng nay đưa ra xét xử 15 bị cáo trong vụ án buôn lậu tại Công ty Nhật Cường. Đây là một trong 5 vụ án được Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm.

 Khoảng 7 giờ 30 sáng 5.5, các bị cáo trong vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty Nhật Cường được áp giải tới phiên tòa - Ảnh Trần Cường
Khoảng 7 giờ 30 sáng 5.5, các bị cáo trong vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty Nhật Cường được áp giải tới phiên tòa - Ảnh Trần Cường


Sáng 5.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử 15 bị cáo trong vụ án “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).

Trong số này, Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường, và Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường, bị xét xử về tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.


 

Ngày 5.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử 15 bị cáo trong vụ án Nhật Cường- Ảnh Trần Cường
Ngày 5.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử 15 bị cáo trong vụ án Nhật Cường- Ảnh Trần Cường


13 bị cáo còn lại bị xét xử về tội “buôn lậu”, trong đó có Trần Ngọc Ánh, Phó tổng giám đốc; Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng; Trần Tất Khoa, Giám đốc Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương, nhân viên; Bùi Quốc Việt, nhân viên; Hoàng Văn Phong, Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường…

Theo kế hoạch, phiên tòa diễn ra trong 7 ngày, kể cả ngày nghỉ, do thẩm phám Trần Nam Hà, Phó chán tòa Hình sự (TAND TP.Hà Nội), ngồi ghế chủ tọa.

Khoảng 7 giờ 30, các bị cáo được áp giải tới tòa bằng xe chuyên dụng, chuẩn bị cho phiên xét xử.

 

 Khoảng 7 giờ 30 sáng 5.5, các bị cáo được áp giải tới tòa - Ảnh Trần Cường
Khoảng 7 giờ 30 sáng 5.5, các bị cáo được áp giải tới tòa - Ảnh Trần Cường


Theo cáo trạng, Công ty Nhật Cường được thành lập từ năm 2001, có trụ sở chính tại phố Lý Quốc Sư (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), do Bùi Quang Huy (đang trốn truy nã) làm Tổng giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật; ngành nghề chính buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông…

Từ năm 2014 đến ngày 9.5.2019, Bùi Quang Huy đã sử dụng hệ thống nhân sự của Công ty Nhật Cường để giao dịch mua 2.502 đơn hàng với 16 nhà cung cấp nước ngoài, trong đó mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động iPhone các loại, máy tính, máy tính bảng, máy nghe nhạc, Apple TV, đồng hồ và một số điện thoại nhãn hiệu khác, tổng trị giá 2.927 tỉ đồng, của nhiều chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông...

 

Các bị cáo bị còng tay, được đeo khẩu trang khi đến tòa - Ảnh Trần Cường
Các bị cáo bị còng tay, được đeo khẩu trang khi đến tòa - Ảnh Trần Cường



Sau khi mua hàng, Bùi Quang Huy và đồng phạm không ký hợp đồng với các nhà cung cấp để nhập khẩu chính ngạch mà chi 72 tỉ đồng để thuê các đối tượng vận chuyển, tiếp nhận hàng của nhà cung cấp và tổ chức vận chuyển trái phép từ nước ngoài về Việt Nam, bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài; đường biển qua Hải Phòng và đường bộ qua Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Thông qua hệ thống phân phối của mình, Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ 254.364 sản phẩm nhập lậu, thu được tổng số tiền hơn 3.213 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính số tiền 221 tỉ đồng. Đồng thời, trốn thuế giá trị gia tăng 26,8 tỉ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp 3,1 tỉ đồng.


 

Trong vụ án này, 14 bị cáo bị tạm giam trong quá trình chờ xét xử - Ảnh Trần Cường
Trong vụ án này, 14 bị cáo bị tạm giam trong quá trình chờ xét xử - Ảnh Trần Cường


Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định Bùi Quang Huy đã chỉ đạo bị can Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc tài chính; và Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng của Công ty Nhật Cường, sử dụng, ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động của Công ty trên 2 hệ thống sổ sách kế toán tại phần mềm ERP và phần mềm MISA.

Trong đó, thông tin trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ, còn phần mềm MISA để đưa vào các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, kê khai với cơ quan quản lý nhà nước.


 

 Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 7 ngày, kể cả ngày nghỉ - Ảnh Trần Cường
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 7 ngày, kể cả ngày nghỉ - Ảnh Trần Cường



Đáng chú ý, theo lời khai của Nguyễn Bảo Ngọc, Bùi Quang Huy cùng các đồng phạm đã dùng 2 tiệm vàng để chuyển hàng ngàn tỉ đồng thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và tiền công vận chuyển.

Cụ thể, tiệm vàng nêu trên là Lộc Phát (số 65, phố Hà Trung, P.Hàng Bông, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển 1.729 tỉ đồng; chi tiền mặt là 1.121 tỉ đồng, số tiền còn lại chuyển khoản 21 tài khoản vào 12 cá nhân.

Tiệm vàng Thuận Phát (số 9A, phố Hàng Dầu, P.Hàng Bạc, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển 795 tỉ đồng; chi tiền mặt là 487 tỉ đồng, số còn lại chuyển vào 14 tài khoản của 8 cá nhân.


 

Các bị cáo được dẫn giải lên phòng xét xử - Ảnh Trần Cường
Các bị cáo được dẫn giải lên phòng xét xử - Ảnh Trần Cường



Hai chủ tiệm vàng nêu trên thừa nhận có nhận tiền của Công ty Nhật Cường để chuyển tiền cho khách hàng trong nước mà không thừa nhận việc chuyển tiền ra nước ngoài.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra có nhiều căn cứ thể hiện 2 tiệm vàng này đã chuyển tiền ra nước ngoài, Bùi Quang Huy là người trực tiếp thuê 2 chủ tiệm vàng chuyển tiền ra nước ngoài. Do Bùi Quang Huy đang bỏ trốn nên nội dung này được điều tra và xử lý sau.

Theo Trần Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Điều tra mở rộng vụ đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỷ đồng do Nguyễn Xuân Vinh cầm đầu, công an xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.