Anh hùng Đỗ Trạc sống mãi trong lòng người dân An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước khi ngã xuống, Đỗ Trạc đã kịp hô to khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Đỗ Trạc đã ngã xuống trên chính quê hương mình một cách cao đẹp đã khắc sâu trong lòng Nhân dân An Khê qua nhiều thế hệ.
Anh hùng Đỗ Trạc sinh năm 1921 trên quê hương Tây Sơn Thượng đạo, thuộc ấp Tây Sơn Nhì, nay là xã Cửu An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đây là vùng đất cổ mà các lưu dân người Kinh đầu tiên đến ngụ cư thời chúa Nguyễn Đàng Trong và đến cuối thế kỷ XVIII thì nơi đây trở thành căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
Thời học sinh, ông theo học ở Kon Tum rồi sau đó chuyển ra Huế học trung học giữa lúc phong trào kháng Pháp đang bùng lên mạnh mẽ. Ông bắt đầu ý thức được thân phận của người dân bị ách đô hộ của thực dân Pháp và chứng kiến bao cảnh lầm than bởi sưu cao thuế nặng, sự đàn áp dã man của giặc đối với những người yêu nước. Từ đó đã nung nấu ý chí của người thanh niên An Khê muốn đứng lên theo con đường cách mạng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.
Năm 1941, ông thôi học, trở lại quê hương An Khê mở cửa hiệu kinh doanh sách báo, hiệu thuốc chữa bệnh, dựng lò sản xuất gạch… vừa đảm bảo cuộc sống kinh tế gia đình, vừa làm nơi tập hợp những người yêu nước địa phương để tuyên truyền, hoạch định phương án chống giặc.
Thời điểm này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài đã về nước và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.  Ở Gia Lai, phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền đã có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vùng lên chống bắt xâu, thu thuế, bắt lính. Nhiều buôn làng, người dân đoàn kết đứng lên dùng vũ khí thô sơ chống lại các toán lính đi càn.
Đầu năm 1945, tình hình trong nước có những chuyển biến quan trọng, Nhật đảo chính Pháp. Tại Gia Lai, quân Nhật đã làm chủ tình hình ở thị xã Pleiku và toàn tỉnh. Ở các đô thị Gia Lai, sau cuộc tiếp đón đoàn tù chính trị từ Kon Tum về thì các tổ chức Đoàn Thanh niên yêu nước được thành lập, trong đó có Đoàn Thanh niên Gia Lai (thị xã Pleiku) và Đoàn Thanh niên Chấn Hưng (An Khê).
Ở An Khê bấy giờ, các ông Đỗ Trạc, Nguyễn Diễm được Đoàn Thanh niên cử đến Quảng Ngãi để liên lạc, tiếp thu chương trình cứu nước của tổ chức Mặt trận Việt Minh và được nhóm lãnh đạo Việt Minh ở Quảng Ngãi giao nhiệm vụ trở về An Khê hoạt động, chuẩn bị cho việc khởi nghĩa giành chính quyền. Tại An Khê, dưới sự dẫn dắt của các ông Đỗ Trạc và Trần Thông, Đoàn Thanh niên Chấn Hưng đã hoạt động tích cực, dồn mọi nỗ lực vào công tác tuyên truyền, tổ chức lực lượng chờ thời cơ để khởi nghĩa vũ trang.
Từ trung tuần tháng 8-1945, thông tin về Tổng khởi nghĩa được loan khắp cả nước, Đoàn Thanh niên An Khê đã sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy đập tan bộ máy cai trị thân Nhật. Ngày 20-8-1945, Đoàn Thanh niên Chấn Hưng ở An Khê đã tập hợp quần chúng khởi nghĩa, chiếm huyện lỵ, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy cai trị của địch, thiết lập chính quyền cách mạng của Nhân dân.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Phan Thêm-đặc phái viên Xứ ủy Trung kỳ đã về An Khê xây dựng tổ chức Đảng và thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Khê do ông Đỗ Trạc làm Bí thư (25-11-1945).
Một góc thị xã An Khê hôm nay. Ảnh: Hồng Thi
Một góc thị xã An Khê hôm nay. Ảnh: Hồng Thi
Khi thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai (tháng 6-1946), Đỗ Trạc đã lãnh đạo quân và dân An Khê liên tục đánh địch từ đèo Mang Yang đến đèo An Khê nhằm bảo vệ thành quả cách mạng ở địa phương. Trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, Đỗ Trạc cùng đồng đội ra sức khôi phục cơ sở, xây dựng lực lượng du kích địa phương và chú trọng xây dựng căn cứ địa cách mạng làm bàn đạp tấn công địch từ nhiều phía.
Xóm Ké thuộc xã Song An, cách An Khê khoảng 15 km, nguyên trước đây là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn được chọn làm chiến khu trong kháng chiến chống Pháp ở An Khê. Nơi đây đã từng bảo vệ an toàn cho các cơ quan lãnh đạo địa phương, là bàn đạp để các lực lượng của ta tiến công đánh địch mở rộng dần vùng giải phóng về phía Tây An Khê.
Đầu năm 1947, trong đợt đi công tác ở làng Cửu Đạo (nay thuộc xã Xuân An, thị xã An Khê), Đỗ Trạc đã bị địch bắt. Biết ông là nhân vật cốt cán của cơ sở cách mạng ở An Khê, chúng đã tra tấn hết sức dã man hòng tìm ra các cơ sở bí mật của ta. Nhưng trước ý chí sắt đá và lòng quả cảm của người cộng sản kiên trung, địch đã buông tay.
Để uy hiếp tinh thần nhân dân, chúng đã đưa ông ra xử bắn tại sân vận động An Khê ngày 7-3-1947. Trước khi ngã xuống, Đỗ Trạc đã kịp hô to khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Đỗ Trạc ngã xuống trên chính quê hương mình một cách cao đẹp đã khắc sâu trong lòng Nhân dân An Khê qua nhiều thế hệ.
Năm 2018, Đỗ Trạc được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông được thị xã An Khê đặt trang trọng cho con đường lớn ở nội thị. Đảng bộ xã Cửu An đã dựng tượng đài Anh hùng Đỗ Trạc trong hoa viên trước trụ sở UBND xã.
BÙI QUANG VINH
--------------------------------
Bài viết có sử dụng tài liệu của ông Đỗ Hằng-nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (1951-1954).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.