Ân tình Ia Nil

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dòng suối Ia Nil vẫn âm thầm chảy, lặng lẽ ôm trọn làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bao đời. Trải qua biến thiên thời gian, người Jrai nơi đây vẫn gắn chặt đời mình với chứng tích của những ngày đầu lập làng.
Gần 60 mùa rẫy, già làng Siu Núi đã gắn bó đời mình với những vui buồn bên dòng suối Ia Nil. Ông kể: “Tôi sinh ra đã có dòng suối này. Ngọn nguồn câu chuyện về dòng suối có thể chẳng ai còn nhớ tường tận. Nhưng có một điều đặc biệt là người Jrai chúng tôi đã ăn đời ở kiếp hai bên dòng suối. Nó bảo bọc người làng chúng tôi bao đời nay như một người mẹ hiền. Ân tình ấy chúng tôi mãi trân trọng”.
Già làng Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã gắn bó với dòng suối Ia Nil gần 60 năm. Ảnh: Trần Dung
Già làng Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã gắn bó với dòng suối Ia Nil gần 60 năm. Ảnh: Trần Dung
Làng Ốp hình thành vào khoảng năm 1927. Lúc ấy, làng chỉ có 15 hộ dân với 76 khẩu. Những người già trong làng kể lại rằng, cha ông xưa chọn nơi đây để lập làng bởi ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất này còn có dòng suối Ia Nil bao quanh, chẳng những tắm mát một vùng thung lũng, cân bằng môi trường sinh thái mà còn hình thành các cánh đồng làm ra lúa gạo nuôi sống con người.
Bà Rơ Lan Lyah (70 tuổi) cho biết: “Cũng như các dân tộc khác, người Jrai khi chọn đất lập làng thì điều đầu tiên là phải đi tìm nguồn nước để đảm bảo cho cuộc sống. Chính vì vậy, người làng Ốp lúc bấy giờ rất vui mừng khi chọn được vị trí lập làng ngay cạnh suối Ia Nil”.
Ia Nil bắt nguồn từ xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) sau đó chảy về khu vực TP. Pleiku. Tồn tại với thời gian, dòng suối lúc âm thầm róc rách, khi cuồn cuộn dâng trào tưới mát cho một vùng thung lũng rộng lớn. Nó là chứng nhân cho sự đổi thay của bao thế hệ người làng. Họ chưa bao giờ thấy dòng suối cạn nước dù có những năm hạn hán khát khô.
Xưa kia, khi quanh làng còn nhiều thú dữ, dòng suối cuộn trào như dòng thác ngăn lũ thú hoang làm hại người làng. Mùa khô, dòng nước ấy lại hiền hòa tắm mát bao con người. Dòng suối giúp dân làng có nước để uống, có cá để ăn. Sau này, người làng tận dụng điều kiện tự nhiên ưu đãi để trồng lúa nước 2 vụ, trồng cây công nghiệp dài ngày, làm kinh tế trang trại… Từ đó, dòng nước Ia Nil được người dân đưa về tận chân ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Người làng Ốp coi suối Ia Nil như dòng nước mẹ. Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, họ cho rằng có một vị thần đã tạo ra nguồn nước, đó là Yàng Ia. Hàng năm, dân làng đều duy trì việc cúng Yàng để tạ ơn vị thần đã ban cho họ nguồn nước dồi dào. Biết ơn Yàng Ia, cộng đồng Jrai làng Ốp cùng nhau nỗ lực gầy dựng cuộc sống ngày một ấm no bên dòng suối hiền hòa.
Theo Trưởng thôn Rơ Mah Hur, làng Ốp có diện tích tự nhiên trên 182 ha. Qua thời gian, cộng đồng Jrai sinh sống tại đây hiện có 125 hộ với gần 600 khẩu, làng chỉ còn 2 hộ nghèo. 4 năm liền, làng Ốp đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa và có hơn 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm. Người làng hiện canh tác gần 30 ha lúa nước 2 vụ đang được tưới mát từ dòng suối Ia Nil. Nhờ nguồn nước dồi dào, lúa năm nào cũng đạt năng suất 4-5 tấn/ha/vụ. Cái đói, cái nghèo thuở nào giờ đã là quá vãng. Đời sống người dân làng Ốp giờ đã có những bước tiến dài.
Nhiều du khách tìm tới dòng suối Ia Nil tham quan, tìm hiểu. Ảnh Trần Dung
Nhiều du khách tìm tới dòng suối Ia Nil tham quan, vui chơi. Ảnh: Trần Dung
Năm 2008, TP. Pleiku quyết định đầu tư xây dựng làng Ốp trở thành làng văn hóa du lịch. Từ đó, hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch cùng các hạng mục công trình khác dần được hoàn thiện, vệ sinh môi trường được đảm bảo.
Đến đây, ngoài tìm hiểu về kiến trúc nhà rông, văn hóa bản địa thì du khách còn thỏa sức ngắm nhìn những đồng lúa, vườn rau xanh mướt. Quanh làng, dòng suối Ia Nil trong vắt lách qua nhiều tảng đá đổ về phía hạ nguồn, có những đoạn uốn khúc có thể nhìn thấy đáy, cũng có những đoạn nước đổ dốc làm tung bọt trắng xóa, cảnh vật nên thơ hữu tình níu chân du khách.
“Làng Ốp được đầu tư xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng đã giúp bà con gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Chúng tôi sẽ cùng nhau giữ gìn nhà rông, tượng nhà mồ, các lễ hội cùng dòng suối Ia Nil trong lành để trở thành ngôi làng xanh-sạch-đẹp, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm”-Trưởng thôn Rơ Mah Hur cho biết.
Khi suối Ia Nil trở thành điểm du lịch thì những người từ lâu “neo” đời bên dòng suối đều rất đỗi tự hào. Đưa ánh mắt rạng rỡ hướng về phía dòng nước, già làng Siu Núi cất lên một bài dân ca nặng nghĩa tình của người Jrai.
Lời hát vừa dứt, giọng ông phấn khởi: “Dù chỉ là một dòng suối nhỏ thôi nhưng Ia Nil đã đánh thức cả một vùng thung lũng, ôm ấp chở che cho ngôi làng của chúng tôi. Chính vì thế, dòng suối này như một phần thân thể, máu thịt của chúng tôi. Thật tuyệt vời khi người ta đưa suối Ia Nil trở thành một điểm đến không chỉ khám phá thiên nhiên mà còn là nơi tìm hiểu con người, lịch sử của địa danh đã ghi dấu cùng thời gian”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.