Ân tình 72

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chúng tôi ghé thăm Công ty TNHH một thành viên 72 vào thời điểm mà cán bộ, công nhân, người lao động của đơn vị đang thi đua lao động sản xuất để hoàn thành kế hoạch.

Trung tá Phạm Xuân Tri-Giám đốc Công ty-cho biết: “Để hiểu được sự đổi thay trên miền biên viễn, mời các anh đến thăm các đội sản xuất, các thôn, làng nơi đơn vị đứng chân”.

Vậy là chúng tôi ngược lên biên giới về làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Hai bên đường là vườn cao su xanh tít tắp. Làng Sơn là làng đầu tiên trên tuyến biên giới của tỉnh về đích xây dựng nông thôn mới (năm 2015).

Chúng tôi ghé nhà già làng Siu Bình. Vừa nhanh tay treo cuốn lịch năm 2025 do lãnh đạo Công ty trao tặng, già làng vừa vui vẻ chia sẻ: “Nếu không có các công ty cao su, đặc biệt là Công ty 72 thì người dân làng mình không được đổi thay như bây giờ.

Ngoài tuyển công nhân vào làm việc có thu nhập ổn định, Công ty còn thường xuyên giúp đỡ làng xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường, xây dựng nhà… Chính vì thế, người dân làng mình luôn biết ơn những đóng góp của Công ty. Mình vẫn thường bảo con cháu hãy chăm lo làm công nhân, tích cực lao động sản xuất để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

2-cty72.jpg
Công nhân Công ty 72 chuẩn bị cây giống cao su để tái canh. Ảnh: T.T

Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Phạm Xuân Tri cho biết: Công ty TNHH một thành viên 72 có các đội sản xuất trải dài trên địa bàn 3 xã biên giới Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom, một phần xã Ia Kla và thị trấn Chư Ty của huyện Đức Cơ với 18 điểm dân cư xen kẽ với các thôn, làng.

Cùng với đó, Chi nhánh Campuchia cũng có các đơn vị đứng chân trên 7 xã thuộc 2 huyện Oyadav và Bo Keo (tỉnh Ratanakiri). Thực hiện phương châm “Binh đoàn gắn với tỉnh, huyện; Công ty gắn với huyện, xã; đội sản xuất gắn với thôn, làng; hộ người Kinh gắn với hộ đồng bào dân tộc thiểu số”, đơn vị xác định thực hiện tốt công tác dân vận là trách nhiệm để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Những năm qua, không chỉ đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có nhiều việc làm ý nghĩa giúp đỡ các địa phương phát triển kinh tế-xã hội, giúp người dân xóa đói giảm nghèo; tạo nên thế trận vững chắc về quốc phòng-an ninh và sự trù phú của miền biên viễn. Chúng tôi tự hào vì những việc mình đã làm được hơn 50 năm qua.

Lật từng trang sử vẻ vang của Công ty trên hành trình hơn 50 năm khai hoang, phục hóa trồng cao su trên miền biên viễn, Thượng tá Nguyễn Chí Kiên-Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty 72-cho hay: Cách đây hơn 50 năm, ngày 20-11-1973, tại khu vực Tây Nam Sân bay Khâm Đức (nay là thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), Đoàn 733 được thành lập (tiền thân của Công ty TNHH một thành viên 72 ngày nay).

Đến ngày 24-3-1974, Đoàn 733 hành quân vào tiếp quản vùng giải phóng ở địa bàn huyện biên giới Đức Cơ, bắt đầu sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Ngày vùng đất Đức Cơ mới được giải phóng, nơi đây là một bãi chiến trường hoang tàn, chằng chịt kẽm gai, nhiều loại bom, mìn, chất độc hóa học còn ẩn chứa trong lòng đất…

Nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị và nêu cao ý chí quyết tâm, với khẩu hiệu “Từ chiến trường xốc tới công trường”, cán bộ, chiến sĩ, người lao động của đơn vị đã không tiếc mồ hôi, thậm chí là máu xương đổ xuống để biến mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu, đầy tàn tích chiến tranh thành một vùng kinh tế phát triển với màu xanh bạt ngàn cao su và những ngôi làng trù phú như ngày hôm nay.

1-cty72.jpg
Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Có những thời điểm giá mủ cao su giảm thấp, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đã quyết tâm thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh, gọn, hiệu quả; đồng thời, triển khai tốt công tác quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm.

Cùng với đó, huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong đó, tập trung tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; chủ động hợp tác, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, tìm lời giải tốt nhất cho bài toán tiêu thụ sản phẩm cao su. Nhờ đó, Công ty dần khắc phục được những khó khăn, tiếp tục ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn công nhân và lao động phụ.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển sản xuất, đơn vị còn chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Phát huy hiệu quả, nhân rộng những mô hình phù hợp như: tạo điều kiện để người dân trồng lúa xen canh; “Gắn kết hộ”, “Hũ gạo gắn kết”, “Trồng lúa nước trên núi”… đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, tập quán lạc hậu của bà con dân tộc thiểu số và người lao động, thắt chặt tình đoàn kết quân dân, giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, chung sức xây dựng nông thôn mới.

Công ty đã chủ động phối hợp với địa phương thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chung sức xây dựng 2 xã biên giới của huyện Đức Cơ là Ia Dom, Ia Nan đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt là việc phối hợp thực hiện tốt Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Những việc làm này đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố, bổ sung tiềm lực cho khu vực phòng thủ trên tuyến biên giới; khẳng định giá trị, ý nghĩa, vị trí, vai trò của đơn vị quân đội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-kinh tế, kinh tế-quốc phòng.

3-cty72.jpg
Các đoàn viên thanh niên Công ty 72 tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: T.T

Riêng năm 2024, Công ty đã trích khoảng 10 tỷ đồng để thưởng, tặng quà cho công nhân, gia đình chính sách trên địa bàn đứng chân và tổ chức hoạt động đón Tết tại 12 làng kết nghĩa.

Thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát”, Công ty còn xây dựng 10 ngôi nhà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Đức Cơ với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng. Cũng trong năm 2024, Công ty đã khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 520 lượt người.

Ngoài ra, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho 650 cán bộ, chiến sĩ, người lao động và 36 trưởng thôn, già làng, bí thư chi bộ; hỗ trợ cho cán bộ, công nhân và người lao động hơn 500 triệu đồng. Thực hiện chức năng đội quân công tác, Công ty đã huy động 2.155 ngày công dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tu sửa giọt nước.

Đặc biệt, Công ty đã nhận giúp đỡ 23 hộ thoát nghèo. Cùng với đó, đơn vị giúp cho người lao động và người dân trên địa bàn mượn 540 ha đất tái canh cao su để trồng lúa và hoa màu.

Đánh giá về vai trò của Công ty TNHH một thành viên 72 trên địa bàn, ông Phạm Văn Cường-Bí thư Huyện ủy Đức Cơ-khẳng định: Ngoài việc tuyển dụng lao động, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, Công ty 72 còn làm tốt công tác dân vận, giúp đỡ các địa phương xây dựng nông thôn mới.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn đánh giá cao những việc làm này. Qua đó đã khẳng định vai trò, vị trí của đơn vị trên địa bàn chiến lược, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; đồng thời khắc họa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ luôn sáng mãi trong lòng Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Những ngày đi xách cầu ong

Những ngày đi xách cầu ong

(GLO)- Nhà tôi ở Nông trường Cà phê 706 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Sau Tết Nguyên đán, những vườn cà phê lại bung hoa trắng đồi nương, tỏa hương thơm ngây ngất thu hút đàn ong tìm đến hút mật.

Đồng bào Jrai, Bahnar hướng về Quốc Tổ

Đồng bào Jrai, Bahnar hướng về Quốc Tổ

(GLO)- Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Không chỉ người dân miền xuôi mà 44 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có đồng bào Jrai và Bahnar cũng hướng về Quốc Tổ với niềm tự hào, thành kính.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

(GLO)- Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho công nhân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, điện lực các địa phương tại Gia Lai đã đồng loạt ra quân diễn tập phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.