An Phước đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, phường An Phước (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm giúp người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những mô hình hay, cách làm mới trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo.

Kịp thời đưa thông tin hữu ích đến người dân

Từ năm 2013 đến nay, ông Nguyễn Văn Tiền-Tổ phó tổ dân phố 2 được UBND phường An Phước giao quản lý, vận hành cụm loa truyền thanh tại nhà văn hóa. Mỗi nội dung cần tuyên truyền của phường đưa xuống, ông Tiền đều đọc cẩn thận, rồi ghi âm lại để thuận tiện cho việc phát thanh sau đó. Với các file ghi âm tuyên truyền do công chức văn hóa-xã hội phường gửi xuống, ông nhanh chóng phổ biến tới người dân. Đều đặn từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ và từ 17 giờ 30 phút đến 18 giờ mỗi ngày, ông Tiền thông báo các nội dung liên quan đến các chế độ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, phòng-chống dịch bệnh, trật tự an toàn xã hội...

“Phường có 5 cụm loa truyền thanh phủ đều trên địa bàn 3 tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phường giao cho các tổ dân phố quản lý, vận hành theo quy định. Tùy theo yêu cầu của cấp trên mà nội dung thông tin được phát lặp lại trong thời gian 3-5 ngày, tương ứng tổng thời lượng 3-5 giờ. Từ đầu năm đến nay, tôi đã phát được 144 buổi, tương ứng 72 giờ”-ông Tiền cho biết.

Cán bộ các hội, đoàn thể phường An Phước thường xuyên tuyên truyền giúp người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững. Ảnh: N.M

Cán bộ các hội, đoàn thể phường An Phước thường xuyên tuyên truyền giúp người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững. Ảnh: N.M

Ngoài ra, ông Tiền còn chủ động sàng lọc những thông tin hữu ích như chương trình khuyến nông, mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả để giới thiệu cho người dân nắm bắt, học hỏi làm theo. Ông cũng thường xuyên phối hợp với các hội, đoàn thể của phường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Dân vận khéo”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... “Trong các cuộc họp chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể, tôi cũng lồng ghép nội dung giảm nghèo để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên đối với công tác giảm nghèo của địa phương”-ông Tiền nói.

Bà Nguyễn Thị Bích Sương-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Phước-cho hay: Thời gian qua, Hội đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của các phong trào, từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về phát triển kinh tế, vận động nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, quyết tâm vượt khó, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Hội cũng tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện tốt công tác phòng-chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, sử dụng nước sạch. Bên cạnh đó, Hội cũng vận động thành lập Tổ hội trồng cây ăn quả, Chi hội trồng dừa xiêm theo hướng hữu cơ. Phối hợp với các hội, đoàn thể, tổ dân phố tập trung tuyên truyền các chính sách hỗ trợ hộ nghèo thiếu vốn, thiếu đất sản xuất; biểu dương các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để nhân rộng trong cộng đồng...

“Từ đầu năm đến nay, Hội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã và Phòng Kinh tế thị xã tổ chức tập huấn về trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò sinh sản với 152 hội viên tham gia, kết hợp trồng thử nghiệm 1 ha cây nhãn chín muộn. Đồng thời, Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh thị xã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, toàn phường có 185 lượt hội viên nông dân vay vốn với tổng dư nợ hơn 8,1 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất. Năm 2023, Hội vận động hội viên hỗ trợ nguồn vốn, sinh kế tạo điều kiện cho 1 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”-bà Sương thông tin.

Qua các đợt tuyên truyền, nhiều hộ nghèo, cận nghèo chủ động học hỏi, tìm tòi áp dụng những cách làm mới, phù hợp để cải thiện thu nhập. Trò chuyện với P.V, anh Tạ Văn Bình (tổ 2) kể: Mặc dù bận bịu với cơm áo gạo tiền nhưng vợ chồng anh vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động do Hội, của tổ dân phố phát động và các đợt tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Năm 2017, UBND phường đã tiến hành rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn để hỗ trợ đất sản xuất.

Theo đó, gia đình anh được phường cho mượn 1 ha đất trong thời gian 2 năm. “Kết thúc mùa vụ, gia đình tôi thu gần 120 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Số tiền này tôi tiếp tục đầu tư trồng mì và mua máy phay đất, cày bừa thuê để kiếm thêm thu nhập. Năm 2020, gia đình tôi gom góp được ít tiền và được chính quyền, Mặt trận phường hỗ trợ thêm để xây dựng căn nhà khang trang. Có nhà ở ổn định, vợ chồng tôi chịu khó tăng gia sản xuất, thuê thêm đất để trồng trọt, mua bò phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo”-anh Bình chia sẻ.

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Phường An Phước hiện còn 17 hộ nghèo và 28 hộ cận nghèo. Năm 2023, phường phấn đấu giảm 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo. Ông Nguyễn Văn Phương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường-khẳng định: Cùng với tập trung đầu tư, hỗ trợ sinh kế tạo động lực cho hộ nghèo, phường chú trọng công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như: phát tờ rơi, tài liệu về chương trình và chính sách giảm nghèo, treo băng rôn, khẩu hiệu nội dung về công tác giảm nghèo; chú trọng tuyên truyền với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Ông Phương cho biết thêm: Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường chủ động tham mưu giúp Đảng ủy chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội cùng phối hợp làm tốt công tác dân vận để hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.

Cán bộ Hội Nông dân phường An Phước hướng dẫn hội viên kỹ thuật trồng, chăm sóc cây khoai lang Lệ Cần. Ảnh: N.M

Cán bộ Hội Nông dân phường An Phước hướng dẫn hội viên kỹ thuật trồng, chăm sóc cây khoai lang Lệ Cần. Ảnh: N.M

Theo ông Nguyễn Ngọc An-Phó Chủ tịch UBND phường An Phước, để giúp người dân tiếp cận chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, phường tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam phường và các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, phường phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trên các cụm loa, hệ thống pa nô, trong các buổi sinh hoạt ở chi hội, chi đoàn, ở tổ dân phố, trang thông tin điện tử của phường, trên trang mạng xã hội Zalo, Facebook của Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội... nhằm đưa thông tin đến với người dân, giúp nâng cao nhận thức, khơi dậy ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong công tác giảm nghèo.

“Phường có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội rà soát nhu cầu hộ nghèo, cận nghèo cần tiếp cận các kênh vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông giảm nghèo. Bám sát quy định của Chính phủ, đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ hộ nghèo, hộ cận nghèo hợp lý, khoa học làm cơ sở đề xuất giải pháp hỗ trợ phù hợp từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo và có biện pháp quyết liệt, kiên quyết đối với các hộ có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, lợi dụng để thụ hưởng chính sách của Nhà nước.

Mặt khác, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông; sản xuất các tác phẩm truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn phường để tuyên truyền cho người dân vận dụng, thực hiện”-Phó Chủ tịch UBND phường An Phước nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

(GLO)-Những năm qua, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (tỉnh Gia Lai) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố cháy nổ.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Đối với trường hợp đã có quyết định nghỉ việc thì phải hoàn thành việc giải quyết, chi trả chậm nhất trước ngày 30/6. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào có thẩm quyền mà không giải quyết đúng kế hoạch hoặc để xảy ra tiêu cực sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước.

null