An Khê rộn ràng đón mừng xuân mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những ngày này, thị xã An Khê đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để đón chào một năm mới vui tươi, an toàn.
Những ngày này, diện mạo thị xã An Khê trở nên tươi mới và rực rỡ hơn bởi cờ hoa, biểu ngữ, pa nô chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023) và mừng Xuân Quý Mão 2023. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã, đơn vị tiến hành thay mới nội dung tất cả các cụm pa nô trên địa bàn; treo 162 tấm phướn, 42 cờ Đảng và cờ Tổ quốc trước trụ sở Thị ủy, HĐND-UBND thị xã và 200 lá cờ trang trí dọc hai bên cầu sông Ba, dựng 15 bồn cờ tại khu trung tâm hành chính; đồng thời, treo 13 tấm băng rôn khẩu hiệu trên một số tuyến đường chính. 
Công tác tuyên truyền trên sóng truyền thanh, mạng xã hội cũng được thị xã đẩy mạnh, trong đó, tập trung vào các thông tin về không khí mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão; kỷ niệm 252 năm Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-2023) và 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2023) gắn với quảng bá về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo, Quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá.
Đường phố An Khê ngập tràn sắc xuân trong những ngày giáp Tết. Ảnh: Mộc Trà
Đường phố An Khê ngập tràn sắc xuân trong những ngày giáp Tết. Ảnh: Mộc Trà
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ người dân đón năm mới, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao còn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình văn nghệ “Mừng Đảng quang vinh-Mừng xuân Quý Mão 2023” vào tối 30 Tết. “Từ ngày 29-12-2022, Trung tâm đã có kế hoạch phối hợp với Thị Đoàn khẩn trương xây dựng kịch bản, biên tập, dàn dựng, tập luyện các tiết mục ca múa nhạc tổng hợp để biểu diễn trong đêm Giao thừa. Trong đó, Trung tâm chịu trách nhiệm trang trí sân khấu, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện âm thanh, ánh sáng, lực lượng hậu đài cho buổi tổng duyệt và đêm biểu diễn chính thức; Thị Đoàn sẽ đảm nhận các tiết mục văn nghệ. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất”-bà Yến cho hay.
Bí thư Thị Đoàn Vũ Việt Cường thông tin thêm: “Chúng tôi đã xây dựng 15 tiết mục văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ngợi ca quê hương, đất nước, thị xã An Khê trên đường đổi mới và chào xuân 2023; đồng thời, phân công Đoàn cơ sở các xã, phường, trường học, Nhà máy Đường An Khê đăng ký tiết mục và khẩn trương tập luyện đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.
Lắp đặt hệ thống điện trang trí tại khu vực vòng xoay Đỗ Trạc-Hoàng Hoa Thám-Hai Bà Trưng (phường Tây Sơn). Ảnh: Mộc Trà
Lắp đặt hệ thống điện trang trí tại khu vực vòng xoay Đỗ Trạc-Hoàng Hoa Thám-Hai Bà Trưng (phường Tây Sơn). Ảnh: Mộc Trà
Tham gia chương trình văn nghệ với tiết mục hát múa “Hào khí Việt Nam”, Đoàn xã Song An đã huy động 14 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tích cực tập luyện. “Khi có kế hoạch của Thị Đoàn, chúng tôi đã triển khai đến tất cả các chi đoàn và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Xác định đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực để mừng Đảng, mừng xuân mới và là hoạt động tinh thần nhằm phục vụ người dân vui xuân, đón Tết nên ai cũng tập luyện nghiêm túc, sẵn sàng mang đến cho khán giả tiết mục đặc sắc trong đêm Giao thừa”-Bí thư Đoàn xã Võ Tuấn Vũ phấn khởi nói.
Một hoạt động khác không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, thu hút đông đảo người dân tìm đến chính là chợ hoa xuân. Năm nay, Hội hoa Xuân Quý Mão ở thị xã An Khê diễn ra từ ngày 11-1 đến 21-1 (nhằm ngày 20 đến 30 tháng Chạp) tại khu vực vòng xuyến đường Đỗ Trạc-Hoàng Hoa Thám-Hai Bà Trưng, do UBND phường Tây Sơn tổ chức và quản lý. Phó Chủ tịch UBND phường Lê Thị Minh Chung cho biết: “Phường đã giao được 200/220 lô cho các hộ kinh doanh tham gia buôn bán hoa, cây cảnh tại Hội hoa xuân. Giá lô dao động 1-1,5 triệu đồng/lô tùy vào tuyến đường. Hiện bà con đã đưa hoa ra chợ và bán mua nhộn nhịp, chủ yếu là cúc, mai, đào, quất… Tương tự năm ngoái, chợ hoa sẽ kết thúc vào lúc 17 giờ ngày 30 Tết để đảm bảo công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường”.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.