9 sai lầm khi đi bộ mà bạn không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi bộ là một loại hình tập thể dục đơn giản và hiệu quả, nhưng một số sai lầm phổ biến có thể cản trở mục tiêu và thậm chí làm tăng nguy cơ chấn thương, theo The Healthy.

Để tránh chấn thương khi đi bộ, cần phải mang giày thể thao phù hợp với chân ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để tránh chấn thương khi đi bộ, cần phải mang giày thể thao phù hợp với chân ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
1. Đi sai giày
Bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân Steven Jasonowicz tại Viện xương và khớp Illinois (Mỹ) cho biết để tránh chấn thương, cần phải mang giày thể thao phù hợp với chân, với nhiều đệm hơn và đế cứng hơn.
Mang giày không vừa vặn có thể gây ra cọ xát, phồng rộp, chèn ép ngón chân và đau chân.
2. Đánh tay quá nhiều hoặc quá ít
Tiến sĩ Christopher John Lundstrom, từ Đại học Minnesota (Mỹ), cho biết khi đi bộ, cánh tay đóng vai trò là đối trọng với chân. Khi đi bộ, nên thả lỏng cánh tay và để chúng cử động tự nhiên.
3. Căng cổ và vai
Tiến sĩ Lundstrom khuyên nên buông lỏng vai khi đi bộ. Nếu vai và cánh tay bị căng trong 20 đến 30 phút có thể gây khó chịu.
Cứ sau khoảng 10 phút, hãy kiểm tra và đảm bảo rằng vai được thả lỏng và cánh tay được cử động tự do. Hãy thư giãn cổ và giữ cổ thẳng hàng với cột sống, đồng thời hướng ánh nhìn xuống mặt đất trước mắt.
4. Bước quá dài
Khi bước những bước dài, cơ thể có xu hướng hơi chúi về phía trước và mất thăng bằng. Theo thời gian, tư thế này có thể gây đau chân và chấn thương.
Hãy tập trung vào việc thực hiện các bước ngắn nhưng nhanh, thay vì bước những bước dài. Điều này cũng sẽ giúp giữ cho cột sống thẳng để tránh gây thêm áp lực cho lưng hoặc hông, theo The Healthy.

Nên bổ sung đầy đủ nước khi đi bộ ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nên bổ sung đầy đủ nước khi đi bộ ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Đi bộ khi bị đau
Ngay cả với việc đi bộ, chúng ta cũng có thể gặp chấn thương khác nếu hoạt động quá mức, đặc biệt nếu tập quá nhiều một lúc thay vì để cơ thể từ từ thích nghi với chương trình tập luyện. Nên bắt đầu với cường độ nhẹ nhàng và tăng dần mục tiêu theo thời gian.
Nếu bị đau ở bất kỳ vị trí nào (bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hông) hoặc gặp khó khăn khi đi lại, hãy đi gặp bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện.
6. Đi bộ với cường độ quá thấp
Nếu muốn tăng nhịp tim và tối đa hóa lợi ích sức khỏe của việc đi bộ, bác sĩ Gagliardi đề xuất một cường độ vừa phải. Tập thể dục ở cường độ vừa phải phù hợp với hầu hết mọi người và mang lại sự kích thích hiệu quả để đạt được những lợi ích về sức khỏe.
7. Quên bổ sung nước
Nên mang theo nước bên mình và uống một lượng nhỏ đều đặn để giữ đủ nước và tránh khó chịu do uống quá nhiều cùng một lúc.
Tốt nhất nên tạo thói quen uống nhiều nước hơn trong ngày để không phải uống vội vàng ngay trước khi ra ngoài.
8. Đi bộ không trong tình trạng không an toàn
Nên chọn tuyến đường an toàn. Nếu định đến một địa điểm mới một mình, nên cho ai đó biết trong trường hợp cần trợ giúp.
Nên chọn quần áo sáng màu hoặc phản quang khi đi bộ để đảm bảo người lái xe có thể dễ dàng nhìn thấy. Việc ăn mặc cũng nên phù hợp với thời tiết, nên chọn áo khoác chống lạnh phù hợp và các phụ kiện khác để giữ ấm và khô ráo.
9. Nghe nhạc quá to
Nghe nhạc trong khi đi bộ có thể cải thiện hiệu suất, tâm trạng và động lực. Tuy nhiên, không nên để âm lượng nhạc lớn đến mức không thể nghe thấy những gì đang diễn ra xung quanh mình, theo The Healthy.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm