7 dấu hiệu báo trước cơn đau tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn đau tim có thể diễn ra một cách lặng lẽ, không hề báo trước bằng triệu chứng đau ngực quằn quại như bạn thấy trong phim ảnh, nhất là ở phụ nữ.


Mới đây, một cảnh báo của Go Red for Women, một tổ chức thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho biết bệnh tim là kẻ giết người số 1 ở Mỹ từ năm 1984 đến nay. Đáng lo ngại, số phụ nữ chết vì bệnh tim nhiều hơn hẳn nam giới, cho dù thông thường số nam giới phải nhập viện vì vấn đề tim mạch nhiều hơn phụ nữ.

Nguyên nhân chính là những cơn đau tim ở phụ nữ thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nam giới hay gặp những cơn đau thắt ngực và nhức cánh tay trái trước khi lên cơn kịch phát, còn phụ nữ thì không! Thậm chí, bạn có thể đang mang trong mình bệnh tim mà không cảm thấy gì khác lạ.


 

Cơn đau tim của phụ nữ thường thầm lặng hơn nam giới, khiến họ dễ tử vong hơn vì vào viện trễ - ảnh: NEWSDAY
Cơn đau tim của phụ nữ thường thầm lặng hơn nam giới, khiến họ dễ tử vong hơn vì vào viện trễ - ảnh: NEWSDAY


Tuy nhiên, nếu tinh ý, phụ nữ vẫn có thể tìm thấy các dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là 7 dấu hiệu mà Tiến sĩ Stacey E. Rosen, Phó Chủ tịch Viện Sức khỏe phụ nữ Katz (North Shore LIJ, New York, Mỹ) khuyên bạn nên chú ý:

1. Ợ nóng

Phụ nữ có khả năng bị ợ nóng gấp hai lần do bệnh tim, bao gồm các biểu hiện ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn. Nếu triệu chứng này xảy ra hàng ngày, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ tim mạch để kiểm tra.

2. Mất ngủ

Chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tim của phụ nữ. Bệnh tim cũng được coi là một "tác dụng phụ" thường gặp của việc thiếu ngủ và mất ngủ. Vì vậy, nếu bạn mất ngủ đã lâu ngày hay quá thường xuyên, có thể một vấn đề về tim mạch đã âm thầm khởi phát trong cơ thể bạn.

3. Lo lắng, hoảng loạn

Bạn bỗng thấy lo lắng, hồi hộp quá mức thông thường khi sắp phải thuyết trình một vấn đề không mấy xa lạ? Một chút rắc rối cũng có thể khiến bạn lo âu kinh khủng, đánh trống ngực, ăn uống không tiêu, thở dốc, thở ngắn? Nếu các cơn lo âu, hoảng loạn và các triệu chứng nói trên hay xảy ra, bạn có thể bị bệnh tim. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2-3 phút, đừng ngần ngại gọi cấp cứu vì đó có thể là lời cảnh báo cơn đau tim đang đến.

4. Luôn cảm thấy thiếu năng lượng

Theo một khảo sát trên 500 phụ nữ sống sót sau cơn đau tim của Trường Y Harvard (thuộc Đại học Harvard, Mỹ), tới 95% trong số họ đã nhận thấy có điều gì đó "không ổn" trước khi bị đau tim. Bạn có thể bị mệt mỏi do công việc, mệt mỏi do vận động quá sức. Nhưng người bị bệnh tim và đang tiến gần đến cơn đau tim thì mệt mỏi không vì lý do gì cả. Họ cần một cái giường để nằm xuống dù hoàn toàn không buồn ngủ và không cần phải nghỉ ngơi.

5. Những cơn đau lan tỏa

Dù cơn đau ấy xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, bạn cũng phải cảnh giác. Bạn có thể không đau ngực, nhưng bị đau ở lưng, cổ, khó chịu ở một hoặc hai cánh tay, đau ở vùng hàm hoặc dạ dày… Bạn cảm thấy những cơn đau ấy xuất phát từ một điểm nào đấy rồi lan tỏa dần? Đó chính là dấu hiệu báo trước cơn đau tim.

6. Khó thở hoặc thở ngắn

Bạn "thở không nổi" giống như vừa hoàn thành một chặng đua, dù chẳng hề chuyển động? Đấy là dấu hiệu rất điển hình. Đừng cố tự bào chữa rằng tôi bị dị ứng hay một vấn đề gì khác. Hãy gọi trợ giúp ngay.

7. Vã mồ hôi

Rất có thể cơn đau tim đang đến, nếu bạn bỗng dưng vã mồ hôi như tắm. Nhiều người có thể nhầm lẫn với chứng vã mồ hôi khi đang bị cảm cúm. Tuy nhiên, nếu là do bệnh tim thì cơn đau tim đã đến khá gần, vì thế bạn đừng nên chủ quan.

Anh Thư (NLĐ/Newsday)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.