6 trường hợp tử vong do bệnh đậu mùa khỉ tại khu vực phía Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết dịch đậu mùa khỉ vẫn chưa có dấu hiệu chững lại; từ tháng 11/2023, số ca mắc mới trên địa bàn tăng nhanh.
Một ca bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: TTXVN phát)

Một ca bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: TTXVN phát)

Khu vực phía Nam ghi nhận 117 ca đậu mùa khỉ tại 10 tỉnh, thành phố; trong đó có 6 bệnh nhân đã tử vong.

Đậu mùa khỉ dự báo sẽ tiếp tục lây lan trong cộng đồng, chưa có dấu hiệu chững lại - là thông tin được lãnh đạo Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh khu vực phía Nam năm 2023, diễn ra vào ngày 22/12.

Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dịch bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Từ tháng 11/2023, số ca mắc mới trên địa bàn thành phố tăng nhanh.

Phân tích các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở y tế tuyến cuối tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng, bác sỹ Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng Khoa Nội A cho biết trong 3 tháng qua, đơn vị đã tiếp nhận 49 bệnh nhân.

Ngoài 6 trường hợp nặng đã tử vong, 40 người khác đã xuất viện, 3 bệnh nhân đang điều trị. Các bệnh nhân nặng đều nhiễm HIV giai đoạn cuối và trong độ tuổi khá trẻ (từ 28-30 tuổi).

Trong số các ca mắc điều trị tại bệnh viện, nam giới chiếm 97%, nữ 3%. Xu hướng nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 88% tổng ca mắc, nhiều ca đồng nhiễm giang mai.

Nhiều bệnh nhân kèm các biến chứng như viêm mô tế bào, áp xe da, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận... dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan... và tử vong.

Theo bác sỹ Huỳnh Thị Thúy Hoa, đậu mùa khỉ có đường lây chính là tiếp xúc gần qua đường tình dục (giống HIV). Hầu hết bệnh xảy ra trên nhóm đồng tính nam, người song tính, người có nhiều bạn tình.

Cùng với đậu mùa khỉ, tại khu vực phía Nam, trong năm 2023 ghi nhận sự gia tăng của bệnh tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy. Trong khi đó, các bệnh sốt xuất huyết, COVID-19, bệnh dại, thương hàn, các bệnh truyền nhiễm có vaccine khác… có xu hướng giảm.

Riêng số ca mắc mới HIV tương đương với năm 2022, chủ yếu tập trung ở các đối tượng nguy cơ cao và có xu hướng tăng ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, độ tuổi mắc ngày càng trẻ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá tại khu vực phía Nam, các đơn vị y tế đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn trong hoạt động bảo vệ sức khỏe nhân dân như công tác giám sát phát hiện ca bệnh được triển khai đầy đủ, từ sớm, từ xa; hoạt động điều trị được đẩy mạnh từ tuyến Trung ương đến cơ sở thông qua công tác chỉ đạo tuyến hỗ trợ chuyên môn trực tiếp và trực tuyến hàng tuần; các tuyến y tế dự phòng tích cực và chủ động điều tra, kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bùng phát rộng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đơn vị cũng gặp khó khăn, thách thức như: Nguồn kinh phí đầu tư, giải ngân cho hoạt động giám sát, điều tra đáp ứng dịch, xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc điều trị gặp nhiều vướng mắc.

Các địa phương còn tâm lý e dè trong chủ động mua sắm hóa chất, sinh phẩm, thuốc điều trị đặc hiệu; thiếu mức chi, định mức kỹ thuật dẫn tới các hoạt động phòng, chống dịch thường xuyên bị ngưng trệ.

Thứ trưởng Bộ Y tế dự báo năm 2024 tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam còn diễn tiến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân; trong đó, bệnh đậu mùa khỉ dự đoán tiếp tục ghi nhận ca mắc mới trên nhóm nguy cơ cao. Do đó, các đơn vị y tế cần đầu tư cho hoạt động giám sát, phát hiện kịp thời ca bệnh để đáp ứng, xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.