Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Y tế, đậu mùa khỉ là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta nhưng mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng. Thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh mới.

Ngày 9-11, Bộ Y tế có công văn gửi giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, đề nghị đẩy mạnh hoạt động giám sát chủ động và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Theo đó, cơ quan y tế chức năng của các địa phương cần tăng cường giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát dựa vào cộng đồng và tại các cửa khẩu, lồng ghép giám sát với hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công, tư cung cấp các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS (xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, điều trị ARV) để phát hiện các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh; từ đó cung cấp các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị.

Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào cộng đồng ở nước ta

Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào cộng đồng ở nước ta

Các địa phương phải tăng cường quản lý các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, người tiếp xúc, không để lây nhiễm thêm, lây lan ra cộng đồng và phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế; thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV cho người mắc bệnh và bạn tình của người bệnh đậu mùa khỉ.

Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần lấy mẫu xét nghiệm, gửi về Viện Pasteur/Vệ sinh dịch tễ khu vực để xét nghiệm, chẩn đoán. Đồng thời, chủ động xây dựng, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ

Theo đánh giá của Bộ Y tế, đậu mùa khỉ là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta nhưng mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng; thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới, nhất là tại các thành phố lớn. Thống kê từ đầu tháng 7-2023 đến nay, cả nước ghi nhận 56 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 2 ca nhập cảnh.

Các trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận tại 7 tỉnh, thành phố, trong đó 1 ca tử vong tại TPHCM, lứa tuổi mắc từ 18-49 và hầu hết là nam (chiếm 92,9%) có xu hướng tình dục đồng tính nam và lưỡng tính nam. Đặc biệt, có tới 63% trường hợp mắc đậu mùa khỉ đang nhiễm HIV và 46% trường hợp mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.