6 triệu chứng báo động huyết áp cao nghiêm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một trong những điều nguy hiểm nhất của tăng huyết áp - hay huyết áp cao - là người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh. Có đến gần 1/3 số người bị huyết áp cao không biết điều này. Bởi vì huyết áp cao không có bất kỳ triệu chứng nào trừ khi nó rất nghiêm trọng.
Cách tốt nhất để biết liệu huyết áp có cao hay không là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cũng có thể theo dõi huyết áp tại nhà.
Thông thường, huyết áp cao không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra khi huyết áp tăng đến trên 180/120. Nếu huyết áp quá cao kèm theo các triệu chứng này, hãy nghỉ ngơi trong 5 phút và kiểm tra lại. Nếu huyết áp vẫn cao bất thường, đó là một trường hợp cấp cứu y tế. Hãy gọi cấp cứu ngay, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Các triệu chứng của huyết áp cao nghiêm trọng
Sau đây, tiến sĩ Narayan Gadkar, bác sĩ tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Zen (Ấn Độ), tiết lộ 6 triệu chứng cảnh báo của huyết áp cao mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu huyết áp quá cao, có thể có một số triệu chứng cần chú ý, bao gồm:
1. Chảy máu mũi
Một lý do đáng ngạc nhiên gây chảy máu mũi là huyết áp cao. Chảy máu mũi là dấu hiệu biến chứng nghiêm trọng của huyết áp cao và cũng có thể phải nhập viện khẩn cấp, hãy đi khám ngay.
2. Đau đầu dữ dội

Thông thường, huyết áp cao không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra khi huyết áp tăng đến trên 180/120. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Thông thường, huyết áp cao không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra khi huyết áp tăng đến trên 180/120. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Lúc nào cũng đau nhói ở đầu cho thấy có thể huyết áp đang ở mức cao. Đa số những người huyết áp cao có thể bị đau đầu. Vì vậy, hãy cảnh giác và tìm cách điều trị kịp thời.
Tiến sĩ Honey Savla, Chuyên gia Tư vấn Nội khoa, Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ), cho biết bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở vùng chẩm (phần sau của hộp sọ).
3. Mệt mỏi
Cảm thấy kiệt sức ngay cả khi không làm gì cũng có thể là do huyết áp đang cao. Hãy đi khám sớm.
4. Khó thở
Người bệnh cũng có thể bị khó thở khi HA cao. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của HA cao, theo Hindustan Times.
5. Nhìn mờ
Huyết áp cao không được điều trị có thể làm cho tầm nhìn mờ đi. Tiến sĩ Savla nói, một dấu hiệu khác của huyết áp cao là mờ mắt hoặc xuất hiện các điểm đen trong thị giác, hoặc mất thị lực hoàn toàn đột ngột là những triệu chứng cần được xem xét nghiêm túc.
6. Đau ngực

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức. Bạn có thể bị tăng huyết áp dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, hoặc cũng có thể là bệnh nghiêm trọng khác. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức. Bạn có thể bị tăng huyết áp dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, hoặc cũng có thể là bệnh nghiêm trọng khác. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Đây là một biểu hiện của huyết áp cao. Cố gắng đi khám ngay lập tức nếu gặp triệu chứng này. Bỏ qua những triệu chứng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau này, theo Hindustan Times.
Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng như nhịp tim không đều, có máu trong nước tiểu, mạch đập mạnh ở ngực, cổ hoặc tai.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức. Bạn có thể bị tăng huyết áp dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, hoặc cũng có thể là bệnh nghiêm trọng khác, theo WebMD.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.