6 sai lầm ai cũng mắc khi đi bộ thể dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi bộ là một cách hiệu quả để tập thể dục nhưng bạn có chắc mình đã đi đúng cách? Trang Eat This, Not That đã chỉ ra một số lỗi phổ biến nhiều người mắc phải khi đi bộ thể dục.
Không đi bộ ngoài trời
Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì đi bộ ngoài trời sẽ tốt hơn nhiều so với khi đi bộ trên máy, theo Tạp chí The Wall Street Journal.
Báo cáo này dựa theo một nghiên cứu trên 20.000 người. Hầu hết mọi người đều cho rằng, họ có tình trạng sức khoẻ tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn khi dành 120 phút trở lên mỗi tuần để đi bộ ngoài trời. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn khỏe mạnh và sống lâu hơn, hãy đi bộ ngoài trời, hoà mình vào thiên nhiên.
Mang sai giày
Giày chạy bộ vốn sẽ được thiết kế cứng hơn và có độ đàn hồi cao hơn. Bởi vậy, những đôi giày này không phải sự lựa chọn lý tưởng để đi bộ.
Giải thích cho việc này, Michele Stanten - tác giả của cuốn sách "Walk Off Weight: Burn More Fat With This Proven Program" - cho rằng, dùng giày đi bộ sẽ nhẹ và linh hoạt hơn để đi bộ.
Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo màu sáng, thoải mái khi đi bộ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mang tạ tay
Nhiều người trong khi đi bộ đã kết hợp tập luyện cánh tay bằng cách cầm thêm tạ tay. Tuy nhiên, đây là phương pháp tập luyện sai cách.
"Những quả tạ này nặng khoảng 1,13 kg, sẽ không đủ để tạo ra những thay đổi nhiều cho đôi tay. Tuy nhiên, chúng lại đủ nặng để làm tăng nguy cơ chấn thương vai" - tiến sĩ Michele Olson, giáo sư khoa học thể dục tại Đại học Auburn ở Montgomery, Alabama (Mỹ), giải thích.
 
Đi bộ sai cách có thể dẫn tới chấn thương. Đồ hoạ: Vi Trần
Đi bộ sai cách có thể dẫn tới chấn thương. Đồ hoạ: Vi Trần
Đi với bước chân quá dài
Việc bạn cố gắng đi bộ nhanh hơn với những bước chân quá dài sẽ dẫn tới tăng nhịp tim, cơ thể kém ổn định hơn. Bạn có thể cảm thấy hơi mất thăng bằng khi đặt chân về phía trước. Theo thời gian, điều này có thể khiến chúng ta gặp chấn thương như đau nhức các cơ quanh xương ống chân.
VI TRẦN (THEO HEALTHLINE/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).