6 người nhập viện cấp cứu vì ăn ruột cá chình um măng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

6 người dân ở Thừa Thiên-Huế phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn món ruột cá chình um măng.

6 người dân ở xã Bình Điền phải nhập viện cấp cứu vì ăn ruột cá chình um măng (ảnh minh họa).
6 người dân ở xã Bình Điền phải nhập viện cấp cứu vì ăn ruột cá chình um măng (ảnh minh họa).



Chiều nay (8-6), ông Nguyễn Ngọc Diễn-Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, cơ quan này đã vào cuộc kiểm tra vụ 6 người dân ở xã Bình Điền (thị xã Hương Trà) nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do ăn ruột cá chình.

Trước đó, tối 5.6, gia đình ông Lê Huế (55 tuổi, ngụ thôn Đông Hòa, xã Bình Điền) chế biến một con cá chình biển làm thức ăn, trong đó có món ruột cá chình um măng. Con cá chình này có trọng lượng 3,5kg, do một hộ dân ở Quảng Ngãi gửi tặng ông Huế. Sau khi chế biến, gia đình ông Huế mời một số hộ dân trong thôn đến cùng ăn.

Ngay sau khi ăn những món ăn chế biến từ cá chình, 6 người đã bị ngộ độc với các triệu chứng như: Buồn nôn, tiêu chảy, tê chân tay… Nạn nhân gồm các ông, bà: Lê Huế, Nguyễn Hợi (34 tuổi), Hồ Thị Điệp (52 tuổi), Lê Thị Nguyệt (40 tuổi), Lê Thị Thương (19 tuổi) và cháu Nguyễn Văn Nhật Luân (7 tuổi).

Ngay sau khi xảy ra vụ ngộ độc, các nạn nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Điền, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Nhờ được cấp cứu kịp thời nên đến ngày 8-6, đã có 4 bệnh nhân ổn định sức khỏe và được xuất viện, 2 người còn lại vẫn tiếp tục điều trị.

Theo ông Nguyễn Ngọc Diễn, nguyên nhân khiến 6 người dân nói trên bị ngộ độc thực phẩm được xác định là do ăn ruột cá chình um măng. Lý do gây ra ngộ độc có thể do gia đình ông Huế đã không làm sạch ruột cá chình khi chế biến, hoặc do ruột cá chình đã bị phân hủy trong quá trình vận chuyển từ Quảng Ngãi ra Thừa Thiên-Huế vì không được bảo quản đúng chuẩn.

Ông Diễn cũng cho biết, ruột cá thường chứa thức ăn dư thừa lên men và chứa nhiều kim loại nặng có hại cho sức khỏe, vì vậy người dân không nên ăn. Khi bảo quản cá thì nên cấp đông và trước khi cấp đông nên vứt bỏ phần ruột của cá vì bộ phận này rất dễ bị phân hủy ngay cả trong môi trường đông lạnh.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.