5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

347514-dich-soi.jpg
Tiêm vắc xin là biện pháp để phòng chống bệnh sởi . Ảnh: dantri.com.vn

Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, do đó người dân cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế và các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp là những khu vực dễ bùng phát dịch nhất.

Để phòng-chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đưa ra 5 khuyến cáo:

  1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia Chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
  3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Vụ thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Điểm tên những mặt hàng đã bán ra thị trường

Vụ thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Điểm tên những mặt hàng đã bán ra thị trường

Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt sản phẩm trong đường dây làm giả thực phẩm chức năng, thiết bị y tế đã được bán ra thị trường. Đáng chú ý, đây là các loại thực phẩm chức năng gắn mác sản xuất tại nước ngoài như Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.