3 vụ liền giá cà phê "nằm đáy", may có sầu riêng, măng cụt cứu vãn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vụ cà phê 2019-2020 là vụ thứ ba liên tiếp giá cà phê “nằm đáy”, chỉ quanh quẩn mức 30.000 đồng/kg, trong khi giá vật tư, chi phí sản xuất lại  tăng cao khiến nhiều nông dân lỗ nặng.
Ông Nguyễn Văn Tư (ở xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, Đăk Lăk) tự hạch toán: “1ha cà phê chăm tốt lắm thì được 3 tấn nhân, bán được 90 triệu đồng, nhưng chi phí phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật đã hết 65 triệu rồi, cộng thêm tiền công nữa là hết lời. Hiện tôi có 4ha, làm càng nhiều càng mệt chứ có lãi đâu”.
Anh Nguyễn Đình Thanh với mô hình trồng dưa lưới đạt doanh thu 500 triệu đồng/1.000 m2. Ảnh: Đ.N
Anh Nguyễn Đình Thanh với mô hình trồng dưa lưới đạt doanh thu 500 triệu đồng/1.000 m2. Ảnh: Đ.N
Mặc dù giá thấp, song những ngày này, thương lái cũng không mặn mà với việc thu mua cà phê, nhiều nông dân muốn bán cà phê lấy tiền trang trải cũng không dễ.
“Mấy ngày nay tôi gọi điện cho thương lái, đại lý kêu bán mà chưa được. Có chỗ nói để coi đã, có người hẹn đến rồi không thấy”- chị Lê Thị Hòa (nông dân ở xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai) – cho biết.
Trước thực trạng giá cà phê nhiều năm liền ở mức thấp, nhiều nông dân ở Tây Nguyên vẫn quyết không chịu bó tay, tìm tòi những hướng đi mới như chuyển sang trồng sầu riêng, măng cụt, dưa lưới... và không ít người đã thành công.
Hiện nhiều vùng chuyên canh sầu riêng, măng cụt và các loại cây ăn quả có giá trị đã xuất hiện giữa vùng đất được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Anh (huyện Krông Păk, Đăk Lăk) vừa thu hoạch xong vụ sầu riêng trái vụ trên diện tích 0,5ha đất chuyển đổi từ cà phê.
Ông Anh phấn khởi cho hay: “Trình độ của tôi cũng bình thường nên làm trái vụ chỉ được 12 tấn, bữa tôi bán giá 50.000 đồng/kg, thu về 600 triệu đồng. Đó là giá bị giảm do dịch Covid-19, chứ mọi năm sầu riêng trái vụ lên tới 70.000 – 80.000 đồng/kg”. Như vậy trên cùng đơn vị diện tích (0,5ha), doanh thu của ông Anh đã tăng gần 15 lần sau khi chuyển đổi từ cà phê sang sầu riêng. Tại tỉnh Đắk Nông, một số mô hình trồng măng cụt, các loại cây ăn trái cũng cho hiệu quả tương tự.
Đối với những nông dân có diện tích canh tác nhỏ, bà con đã chuyển đổi sang trồng một số cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế rất cao như măng tây xanh, dưa lưới... 
Đơn cử như mô hình chuyển đổi cà phê sang trồng dưa lưới của anh Nguyễn Đình Thanh (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai). Đầu năm 2019, anh Thanh quyết định phá bỏ 1.000m2 cà phê, đầu tư nhà lưới, hệ thống tự động để trồng 2.800 cây dưa lưới, cung cấp cho các siêu thị.
“Dưa lưới có thể thu hoạch 3 vụ/năm, nên nếu đầu tư bài bản, chăm sóc đúng kỹ thuật có thể thu được 500 triệu đồng/1.000m” - anh Thanh tự tin nói.
Theo Đồng Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.