3 dấu hiệu huyết áp cao có thể bạn chưa biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Huyết áp cao được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng' vì người bệnh thường không có triệu chứng.

Sau đây là một số dấu hiệu huyết áp cao có thể bạn chưa biết.

Đốm máu trong mắt: Tình trạng này thường gặp ở người bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Đỏ bừng mặt: Điều này xảy ra khi các mạch máu trên mặt giãn ra, có thể xuất hiện đột ngột. Căng thẳng, tiếp xúc với nắng nóng hoặc uống nước nóng, uống rượu và tập thể dục đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời, gây đỏ mặt.

Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trên mặt giãn ra. Ảnh: Shutterstock
Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trên mặt giãn ra. Ảnh: Shutterstock

Chóng mặt: Mặc dù chóng mặt có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp, nhưng đôi khi do huyết áp cao, theo Times Of India.

Không nên bỏ qua cơn chóng mặt khởi phát đột ngột. Đặc biệt, nếu đi kèm với mất thăng bằng, đi lại khó khăn, là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể báo hiệu huyết áp cao bao gồm: Khó ngủ, chảy máu cam, đổ mồ hôi, lo lắng, theo trang tin y tế Medical News Today.

Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán huyết áp cao, mà cần phải đo huyết áp thường xuyên. Có thể đo huyết áp tại nhà.

Đốm máu trong mắt thường gặp ở người bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Ảnh: Shutterstock
Đốm máu trong mắt thường gặp ở người bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Ảnh: Shutterstock

Khi nào nên đi khám?

Mặc dù huyết áp cao thường không gây ra các triệu chứng, nhưng nếu đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc chảy máu cam, bạn nên đo huyết áp.

Nếu huyết áp trên 180/120 mm Hg, hãy nghỉ trong 5 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao hơn 180/120 mm Hg, cần đi bác sĩ ngay, theo Hiệp hội Tim Mạch Mỹ AHA.

Nếu gặp phải các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc khó nhìn, cần gọi cấp cứu ngay vì có thể bạn đang bị tăng huyết áp nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.