24 năm ứng cử thành viên nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể “quay xe” khỏi EU ngay lập tức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/9 tuyên bố nước này có thể "chia tay" với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters

Báo cáo thường niên của Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ, được thông qua với 434 phiếu ủng hộ, 18 phiếu chống và 152 phiếu trắng, tuyên bố rằng “trừ khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi hoàn toàn đường hướng, quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục trong hoàn cảnh hiện tại”.

Thổ Nhĩ Kỳ là ứng cử viên chính thức để gia nhập EU trong suốt 24 năm qua, nhưng các cuộc đàm phán về tư cách thành viên đã bị đình trệ trong những năm gần đây do lo ngại của liên minh về tình trạng vi phạm nhân quyền và tôn trọng pháp quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ.

"EU đang cố gắng tách khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá về những diễn biến này và nếu cần thiết, chúng tôi có thể chia tay EU", Reuters dẫn lời ông Erdogan nói với các phóng viên.

Ông Erdogan trước đó đã nhận được cam kết từ Brussels về việc khôi phục quá trình đàm phán gia nhập EU- vốn đã khởi động từ năm 2005 - để đổi lại việc Ankara đồng ý cho Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO.

Nộp hồ sơ gia nhập EU năm 1987 và Thổ Nhĩ Kỳ được công nhận là ứng cử viên 12 năm sau đó. Các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành vào năm 2005 nhưng tiến độ rất chậm và bị đóng băng từ năm 2016.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.