100 tấn bưởi Việt Nam lần đầu "xuất ngoại" sang thị trường Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hơn 100 tấn bưởi của tỉnh Bến Tre được đóng trong 6 container để vận chuyển sang tiêu thụ tại Mỹ bằng đường hàng không và đường biển vào ngày 28-11 là sự kiện “xuất ngoại” đầu tiên và đầy triển vọng của trái bưởi vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới. 

Theo UBND tỉnh Bến Tre, sau gần 6 năm đăng ký xuất khẩu bưởi sang Mỹ, các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Mỹ đã tích cực đàm phán, trao đổi kỹ thuật, nhất là vấn đề liên quan đến kiểm dịch thực vật, đến nay Mỹ chính thức nhập khẩu quả bưởi tươi Việt Nam. Bến Tre là địa phương có vinh dự xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang Hoa Kỳ.

Lễ cắt băng công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN
Lễ cắt băng công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN

Hiện cả nước có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn/năm. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng có hơn 13.000 ha với sản lượng trên 175.000 tấn; Trung du miền núi phía Bắc có hơn 30.000 ha với sản lượng 253.000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn.

Đến nay, đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Đak Nông được cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ. Tổng diện tích vùng khoảng 752 ha, chiếm 0,71% diện tích trồng bưởi của cả nước, sản lượng dự kiến 13.100 tấn, chiếm 1,4 % tổng sản lượng bưởi. Riêng Bến Tre hiện có khoảng 10.000 ha trồng bưởi, hàng năm cho gần 200.000 tấn trái. Toàn tỉnh đã được cấp 25 mã số vùng trồng bưởi da xanh xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ (riêng Mỹ, tỉnh được cấp 11 mã số với diện tích trên 156 ha, sản lượng 3.135 tấn/năm).

Thời gian gần đây, với những nỗ lực liên kết, đàm phàn, cải tiến kỹ thuật, ngày càng có nhiều loại trái cây của Việt Nam “đặt chân” vào thị trường tiêu thụ khó tính, nâng cao vị thế cây ăn quả cũng như tăng thu nhập cho người trồng. Riêng thị trường Mỹ, bưởi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được nhập khẩu sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Trước đó, ngày 24-11, 7 tấn bưởi đỏ Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) cũng được xuất khẩu sang thị trường Anh. Hòa Bình có khoảng 2.600 ha trồng bưởi đỏ, riêng huyện Tân Lạc có 240 ha được chứng nhận VietGAP, hữu cơ. Đặc biệt, 6 mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU được cấp cho 140 ha bưởi đỏ trồng tập trung. Các vùng trồng được giám sát nghiêm ngặt về dịch bệnh và việc canh tác, phòng ngừa dịch bệnh của người sản xuất.

Ngày 23-11, toàn bộ 6 mẫu bưởi đỏ đều đạt yêu cầu kỹ thuật của 821 chỉ tiêu kiểm định về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của EU và Vương quốc Anh. Đồng thời, sản phẩm cũng được cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam công nhận không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

PHƯƠNG VI(tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.