Xúc động với hình ảnh miền Trung trong bão lũ của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 31.10, tại Đường sách TP.HCM, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã gây ấn tượng với người xem bằng triển lãm ảnh Hướng về miền Trung mang đầy tính thời sự qua những hình ảnh về miền Trung trong bão lũ khắc nghiệt.

 Tác phẩm 'Hồn nhiên' chụp tại Quảng Trị của Trần Thế Phong-ẢNH: NSCC
Tác phẩm 'Hồn nhiên' chụp tại Quảng Trị của Trần Thế Phong-ẢNH: NSCC


Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong kể lại: “Từng là một đứa trẻ lang thang của đường phố Sài Gòn, tôi thấu hiểu hết những vất vả lúc hoạn nạn, thiếu thốn mọi thứ trong cảnh màn trời chiếu đất giữa bão lũ. Thế nên nếu người dân được nhận một bàn tay chìa ra giúp đỡ của ai vào lúc này thì nghĩa cử đó đáng quý và ý nghĩa biết dường nào”. Vì vậy, anh đã quyết định gom tất cả những đóng góp của bạn bè để làm một chuyến thiện nguyện về miền Trung, trao quà hơn 100 triệu đồng, đồng thời kết hợp "săn ảnh" để cho ra đời nhiều bức ảnh cảm động cho triển lãm Hướng về miền Trung lần này.
 

Khách tham quan triển lãm của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: Quỳnh Trân
Khách tham quan triển lãm của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: Quỳnh Trân


Tại triển lãm khai mạc sáng nay tại Đường sách TP.HCM, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong chia sẻ với báo chí: “Rất nhiều lần xuồng đi bị tắt máy, chúng tôi cứ thế lênh đênh trên dòng nước chảy xiết. Di chuyển trong mùa mưa lũ chắc chắn sẽ không thuận tiện, nhưng tôi hiểu rằng khó khăn trong chuyến đi của mình chẳng là gì so với người dân vùng bão lũ. Vì vậy, càng quyết tâm đi nhiều, càng thấy thương người dân miền Trung mình nhiều hơn. Nhà cửa bị ngập sâu trong nước lũ, mọi tài sản tích cóp dành dụm cả đời, giờ phải chứng kiến chúng trôi theo dòng nước. Đau lòng hơn khi có nhiều gia đình còn mất đi người thân. Tôi đến tận nơi, trao từng cái bánh cho người dân. Có người nhận xong, bóc ăn tại chỗ vì đói... Tiền của mình trao tặng chẳng là bao so với mất mát của bà con trong bão lũ nhưng nhìn nỗi đau như được vơi đi, tôi lại thấy ấm áp ”.
 

 Tác phẩm Nước lũ dâng cao
Tác phẩm Nước lũ dâng cao
Âu lo
Âu lo
 Phố sá thành sông
Phố sá thành sông
 Thanh Hà (Huế)
Thanh Hà (Huế)
Niềm vui nhận quà
Niềm vui nhận quà
Tác phẩm Mênh mông
Tác phẩm Mênh mông
 Lụt
Lụt


Triển lãm đầy xúc động Hướng về miền Trung của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong diễn ra tại Đường sách TP.HCM trong những ngày miền Trung cũng vừa trải qua cơn bão khủng khiếp số 9, vì vậy anh còn kêu gọi quyên góp từ người xem nên thu hút sự quan tâm của đông khán giả. Mọi người đến không chỉ chia vui với những đứa con tinh thần của anh mà còn mua sách, đóng góp thêm để anh có thể tiếp tục thực hiện công việc thiện nguyện của mình.

Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong cho biết: “Sau khi chương trình kết thúc, tôi sẽ trở lại miền Trung để trao những món quà của các nhà hảo tâm đóng góp và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm mới về vùng đất khó nhọc này. Qua triển lãm, tôi hy vọng sẽ khơi dậy hơn nữa tình yêu thương của mọi người dân trong khắp cả nước hướng về miền Trung, như đạo lý ngàn đời của dân tộc là ‘thương người như thể thương thân’ và ‘lá lành lùm lá rách’ như bao đời nay của dân tộc”.


 

Yên ắng Quảng Trị
Yên ắng Quảng Trị
Ấm áp tình thương
Ấm áp tình thương
 Chạy lũ
Chạy lũ
 Đường ngập lụt
Đường ngập lụt
 Chân dung vùng lũ lụt
Chân dung vùng lũ lụt
 Tuổi thơ vùng lũ Quảng Trị - Ảnh: Trần Thế Phong
Tuổi thơ vùng lũ Quảng Trị - Ảnh: Trần Thế Phong


Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Anh là phóng viên ảnh tự do có hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật nhiếp ảnh, trong đó có 20 năm đi theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp kể từ năm 2000. Anh từng tổ chức thành công 14 triển lãm trong và ngoài nước: Bão Chanchu; Những nẻo đường tuổi thơ; Nghệ sĩ đường phố; Gánh; Đọc báo; Vượt qua bóng tối; Trẻ em & Gánh (2014 - Bern & Zurich, Thụy Sĩ); Ánh sáng cuộc sống; 45 ngày tại Thụy Sĩ; Mưu sinh; Chân dung; Nhịp sống Sài Gòn...

Trước đây, anh cũng từng ra mắt và giới thiệu 9 tập sách ảnh: Gánh; Những nẻo đường tuổi thơ; Vượt qua bóng tối; Ánh sáng cuộc sống; 45 ngày tại Thụy Sĩ; Mưu sinh; Chân dung; Nhịp sống Sài Gòn, Sài Gòn Covid-19. Trần Thế Phong từng đạt trên 200 giải thưởng về ảnh nghệ thuật và báo chí trong nước lẫn ngoài nước; trong đó đáng chú ý có giải Grand-Prix Japan 2001 và giành 3 huy chương vàng tại Áo.

Theo Lê Công Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.