Xuất hiện bọ cánh cứng phá hoại hàng chục ha cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại tỉnh Kon Tum, tình trạng bọ cánh cứng phá hoại cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản từ những năm trước lại đang tái diễn ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà.
Đáng lo ngại là hiện chưa có cách phòng trừ hiệu quả và diện tích thiệt hại thì đã lên tới hàng chục ha.
Diện tích cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum hiện đã tới trên 60ha, chủ yếu là cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Diện tích này được Công ty TNHH Một thành viên 704, thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam giao cho người dân làng Kon Klốc trồng tái canh.
Một cây cà phê bị bọ cánh cứng ăn cụt ngọn
Một cây cà phê bị bọ cánh cứng ăn cụt ngọn
Quan sát cho thấy bọ cánh cứng có thân màu vàng nâu, kích thước bằng hạt đậu đen, gây hại vào ban đêm khoảng từ 18h30 đến 21h. Mật độ tập trung của bọ cánh cứng trên một cây cà phê có chỗ lên tới cả trăm con. Loại bọ này thường ăn lá non khiến cây cà phê bị cụt ngọn, lá thủng lỗ chỗ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
Trong hơn 60ha cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại, chỉ còn khoảng 10ha có khả năng phục hồi, đa số diện tích còn lại cây cà phê bị chết. Ông Trần Văn Tài, Công ty TNHH MTV Cà phê 704 cho biết, đơn vị đã sử dụng nhiều biện pháp diệt bọ, song hiệu quả không cao.
“Chúng tôi đã dùng bẫy bằng đèn, rồi bỏ cả thuốc bả để xua đuổi nhưng không hiệu quả. Thậm chí chúng tôi vừa phun xong lá vẫn còn ướt mà bọ cánh cứng vẫn bò lên. Phun xong một hai ngày chúng tôi kiểm tra bới ở gốc chỉ còn một số ít nhưng 10 ngày sau nó lại xuất hiện rất nhiều. Chúng tôi bây giờ cứ 10 ngày phun thuốc một lần nhưng mà chúng vẫn ăn, vẫn tàn phá nặng nề, thậm chí thành đại dịch ở khu vực này”, ông Văn Tài nói.
Khoa Điềm/VOV- Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.