Xóa sổ hàng chục ha rừng, nguyên phó giám đốc sở bị 3 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều qua (14-8), Tòa án nhân dân huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) đã tuyên phạt 5 bị cáo nguyên là các cán bộ lãnh đạo công tác trong ngành nông nghiệp của tỉnh, từ 2 năm tù treo đến 3 năm tù giam.

Bị cáo Trần Văn Hùng (nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre) và bị cáo Võ Văn Ngàn (nguyên Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre), cùng bị phạt 3 năm tù; Nguyễn Văn Đoàn (nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bến Tre) bị phạt 2,5 năm tù, cùng về tội "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng".

Hai bị cáo Tiết Kim Chiêu (nguyên Phó trưởng Phòng Khoa học - Kỹ thuật Sở NN-PTNT, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre) và Nguyễn Ðức Dục (nguyên chuyên viên Phòng Khoa học-Kỹ thuật Sở Nông nghiệp và PTNT; nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre) cùng bị phạt 2 năm tù cho hưởng án treo. Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc 5 bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho BQL rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh trên 412 triệu đồng.


 

Các bị cáo Trần Văn Hùng, Võ Văn Ngàn, Nguyễn Văn Đoàn (hàng trước), Tiết Kim Chiêu và Nguyễn Đức Dục (hàng sau)
Các bị cáo Trần Văn Hùng, Võ Văn Ngàn, Nguyễn Văn Đoàn (hàng trước), Tiết Kim Chiêu và Nguyễn Đức Dục (hàng sau)



Liên quan đến chủ trương đốn 25,8 ha rừng bảo tồn tại xã Thạnh Hải (thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú), 5 cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã bị khởi tố. Ngày 3-3-2017, bị can Hùng và Ngàn bị cơ quan điều tra bắt tạm giam.

Theo cáo trạng, tháng 4-2012, ông Ngàn đã chỉ đạo nhân viên lập các số liệu về tỉ lệ sâu bệnh khống, trình lên lãnh đạo sở và đề xuất phương án khai thác trắng 25,8 ha rừng.

Giữa tháng 5-2012, ông Hùng ký tờ trình gửi lên UBND tỉnh, xin chủ trương khai thác tận thu diện tích rừng đước này với lý do toàn bộ khu rừng bị sâu bệnh, không thể cứu vãn được. Từ đề xuất này, UBND tỉnh đã cho chủ trương khai thác trắng rừng đước bán làm củi để trồng lại rừng đước mới. Sau đó, Hùng đã ký quyết định cho phép khai thác toàn bộ diện tích rừng.

Theo đề nghị của Ngàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trần Văn Hùng còn ký văn bản cho phép BQL rừng được chỉ định đơn vị khai thác là DNTN gỗ Tuấn An (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú), không thông qua đấu thầu theo đúng quy định. Hiện đã xác định các bị cáo đã khai thác trái phép 21,86 ha rừng đặc dụng, gây thiệt hại 2.842,5 m3 gỗ, trị giá trên 412 triệu đồng.


 

Hiện trường vụ xóa sổ hàng chục héc ta rừng đước bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú.
Hiện trường vụ xóa sổ hàng chục héc ta rừng đước bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú.


Trước đó hơn 4 năm, mặc dù cơ quan điều tra xác định đây là vụ án hình sự gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và đề nghị khởi tố các bị can, nhưng Tỉnh ủy Bến Tre đã chỉ đạo xử lý hành chính. Ông Hùng và Ngàn cùng các cá nhân liên quan chỉ bị cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền; ông Hùng không được tái bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở. Ông Ngàn bị hạ một hạ bậc lương và cho nghỉ hưu. Riêng ông Chiêu và Dục sau đó lại được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bến Tre.

Dương Minh Phương (nld)

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.