Xếp hàng mua bánh trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Có thể thấy gì từ hình ảnh nhiều người Hà Nội, TP.HCM chấp nhận xếp hàng dài kiên nhẫn chờ đợi mua bánh trung thu giữa những ngày mà nỗi lo lây nhiễm Covid-19 đang ám ảnh cao độ?

Phong tỏa kéo dài thì đến cây kim sợi chỉ, con ốc con vít, tờ giấy cây bút cũng trở thành thiết yếu chứ cứ gì là lương thực, thực phẩm hay thuốc men. Giờ hỏi bất cứ ai trong vùng phong tỏa xem cần gì, thiếu gì, muốn gì thì chắc danh sách kể ra sẽ nhiều món lắm.

Tết đoàn viên cận kề rồi, có hộp bánh trung thu mua về cho cả nhà hay biếu ông bà, người ơn… dù cảm xúc thật ra đã vơi đi rất nhiều rồi sau quá nhiều xót xa những ngày phong tỏa vì dịch bệnh, thú thật có lúc cũng chợt mong mình có thể xếp hàng chờ mua được hộp bánh trung thu cầm về. Món quà tìm lại trong ánh mắt con trẻ và người thân gia đình chút niềm vui ấm áp.

Chuyện bán, mua hộp bánh cũng là thêm hy vọng về dấu hiệu gượng dậy của nền kinh tế trước cú đòn trời giáng vì dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa rút lui khỏi thị trường. Ở đó có thể thấy chủ doanh nghiệp gượng dậy đầy nghị lực, tìm cơ hội lách qua khe cửa rất hẹp để tiếp tục bước ra thị trường. Ở đó phải chọn chiến lược mới, chiến lược sống chung với vi rút Covid-19, chiến lược “bơi giữa hai làn nước”.

Nghĩa là phải can đảm hơn. Tiêm đủ vắc xin, chúng ta nên tự tin và can đảm tiếp tục bước vào nhà máy, bước vào công trường, mở cửa hàng quán… để không tự làm mình mắc kẹt vô lý trong thiếu thốn, đói nghèo và khủng hoảng. Chúng ta cần sự can đảm để có thể sống tiếp cuộc đời phía trước.

Nhưng phải thật sự hiểu rõ và biết cách sống chung với Covid-19, phải thật sự biết cách “bơi giữa hai làn nước” một cách khôn ngoan, chứ không phải cứ cần can đảm là đủ. Thiếu thận trọng, thiếu khôn ngoan trong hoàn cảnh này đồng nghĩa với trả giá đắt về sức khỏe và tính mạng, đồng nghĩa với việc làm ảnh hưởng đến người thân và cộng đồng. Đừng quên, chúng ta còn rất nhiều giới hạn đáng lo ngại về nhận thức, về công nghệ, về trình độ quản lý xã hội có thể khiến cho nỗ lực thoát phong tỏa, sống chung với Covid-19 trở thành một kịch bản đầy cạm bẫy, đầy rủi ro.

Sao xếp hàng mua bánh trung thu mà phải chen lấn, không chịu giữ khoảng cách? Sao không nghĩ đến những cách thức có thể thay thế như giao dịch online để an toàn hơn nếu muốn mua bánh trung thu? Mà điều này không phải là quá khó. Ngược lại, người bán cũng phải tự ý thức cách tổ chức phục vụ, bán hàng sao cho an toàn và thuận tiện. Mở cửa hay tháo giãn cách không còn đồng nghĩa với trở về cung cách kinh doanh trước đây nữa.

Chắc ai cũng mong những cuộc hạnh ngộ sau phong tỏa với những giá trị và niềm vui cố hữu của cuộc sống. Nhưng muốn được thì lại càng cần phải cẩn trọng giữ gìn đến mức nghiêm ngặt. Vì chắc chắn vi rút Covid-19 vô cảm không chừa bất cứ ai khinh suất, kể cả người cố tìm về chút niềm vui cho người thân yêu bằng việc cố chen nhau xếp hàng mua bánh trung thu.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.