Xây nhà sàn nuôi chồn hương, thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tận dụng mặt ao nuôi cá, ông Trần Quốc Khánh (TP.Cần Thơ) xây nhà sàn làm chuồng nuôi chồn hương, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng.
 
Ông Khánh tận dụng xây “nhà sàn” trên mặt ao cá để nuôi chồn. Ảnh: DUY TÂN
Ông Trần Quốc Khánh (42 tuổi, ngụ ấp Thới Thạnh, xã Giai Xuân, H.Phong Điền) được biết đến là người tiên phong trong phong trào nuôi chồn hương tại H.Phong Điền. Sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy phép, ông đứng ra liên kết với một số hộ dân thành lập hợp tác xã nuôi động vật hoang dã, nhằm giúp bà con cải thiện kinh tế.
Ông Khánh kể năm 2011 được người thân giới thiệu mô hình nuôi chồn hương tại Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ông đến tìm hiểu rồi đặt mua 2 con cái, 1 con đực về nuôi thử nghiệm. Ban đầu, do chưa hiểu biết nhiều về tập tính của động vật hoang dã nên ông thất bại, chồn con mới sinh được vài ngày thì chết. Sau một quá trình chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, ông đã nuôi thành công rồi nhân đàn lên hàng chục con chồn giống.
 
Một con chồn giống tại trại nuôi của ông Khánh
Theo ông Khánh, chồn hương phù hợp môi trường nuôi nhốt, chi phí nuôi thấp, giá bán cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Để nuôi chồn, có thể tận dụng diện tích đất trống quanh nhà rồi xây chuồng bằng gạch, tráng xi măng. Riêng ông, vì không có đất nên tận dụng mặt ao nuôi cá để xây nhà sàn rồi làm chuồng nuôi chồn. Việc này vừa giúp chuồng luôn được thoáng mát vào mùa nắng nóng, vừa nhẹ công vệ sinh chuồng trại, phân chồn khi rớt xuống ao làm thức ăn cho cá.
Chuồng nuôi được ông Khánh làm bằng gỗ, xung quanh bao lưới, phía trên lợp tôn. Điều cần lưu ý là diện tích chuồng phải rộng, thoáng để giúp cho chồn bố mẹ vận động, càng vận động chồn càng khỏe, đẻ nhiều. Phía trong chuồng để một cục đất để chồn ôm khi ngủ và có mùi đất giúp chồn cảm thấy thoải mái như đang ở ngoài môi trường tự nhiên.
Vì đường ruột chồn rất yếu nên phải chọn kỹ, cho ăn cá phải là cá tươi sống và được làm sạch, loại bỏ phần ruột. Cũng đừng cho chồn ăn đồ ướp lạnh hoặc cho ăn cá biển nhiều quá. Chuối cũng chín vừa thôi chứ đừng để bị thối

Ông Trần Quốc Khánh (TP.Cần Thơ)

Với 22 con chồn giống (20 con cái và 2 con đực) hiện có, mỗi ngày ông Khánh chỉ tốn khoảng 7.000 - 8.000 đồng tiền thức ăn và mất khoảng 30 phút dọn chuồng, cho ăn. Mỗi ngày chỉ cần cho chồn ăn 1 lần, thức ăn phổ biến là cá và trái cây. “Vì đường ruột chồn rất yếu nên phải chọn kỹ, cho ăn cá phải là cá tươi sống và được làm sạch, loại bỏ phần ruột. Cũng đừng cho chồn ăn đồ ướp lạnh hoặc cho ăn cá biển nhiều quá. Cho ăn đồ càng tươi chừng nào tốt chừng ấy. Chuối cũng chín vừa thôi chứ đừng để bị thối”, ông Khánh chia sẻ.
Theo ông Khánh, nếu được cho ăn đầy đủ và nuôi đúng kỹ thuật thì mỗi năm chồn có thể đẻ 2 - 3 lứa, mỗi lứa 2 - 4 con. Khi sinh con, chồn mẹ tự cho con bú, sau 60 ngày tuổi người nuôi tách chồn con ra riêng và dưỡng để xuất bán con giống. Ngày càng có nhiều người nuôi và thương lái tìm đến mua chồn giống, chồn thịt tại trại của ông Khánh nên ông không lo đầu ra. Với giá bán chồn hương thương phẩm từ 1 - 1,2 triệu đồng/kg, chồn bố mẹ 5 triệu đồng/cặp, mỗi năm ông Khánh có nguồn lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.
Duy Tân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null