Bí quyết làm giàu: Nuôi chồn hương và chim công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với niềm đam mê con vật lạ, một người đàn ông ở Quảng Nam đã thành công với mô hình nuôi chồn hương và chim công kết hợp, thu về hơn 200 triệu đồng/năm.

Chúng tôi tìm đến trang trại của ông Trần Văn Giang (46 tuổi, thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), khi ông đang tỉ mỉ chăm sóc cho những chú chồn hương, chim công trong trang trại khép kín rộng 60 m2 của gia đình. Ông Giang kể, tình cờ xem ti vi thấy một hộ dân ở Nghệ An nuôi chồn hương mang lại kinh tế cao thì rất mê và muốn nuôi thử loài vật này.

 

Ông Giang trong trang trại gia đình.
Ông Giang trong trang trại gia đình.

Năm 2014, ông đích thân ra Nghệ An mua 5 cặp chồn hương giống với giá 40 triệu đồng về nuôi thử nghiệm. “Do suy nghĩ chỉ nuôi chơi để thỏa mãn niềm đam mê nên tôi không chú tâm vào chăm sóc khiến chồn chết mất 3 con, chưa kể một số con trốn khỏi chuồng trại. Sau những tổn thất đó, tôi tập trung nghiên cứu cách thức nuôi và nhân rộng số lượng lên”, ông Giang nhớ lại. Sau thành công với mô hình nuôi chồn hương, năm 2016 ông lại tiếp tục khăn gói ra Hà Nội mua về 3 cặp chim công giống với giá 12 triệu đồng. Dù đã nắm vững cách chăm sóc, chuồng trại cũng được xây dựng một cách kín đáo nhưng được một thời gian đàn chim công bị trộm mất 1 cặp. “Nuôi chồn hương và chim công không khó, chỉ cần cho ăn đúng bữa và thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, tránh để phát sinh các vi khuẩn gây bệnh”, ông Giang chia sẻ.

Theo ông Giang, chồn hương hay mắc bệnh cầu trùng nên phải chích thuốc thường xuyên cho chúng. Cần hạn chế cho chồn ăn thức ăn còn sống, nếu ăn những loại thức ăn này chồn sẽ bị đau bụng và chết rất nhanh. Để tránh tình trạng chồn mẹ cắn chết chồn con thì cần hạn chế người lạ tiếp xúc chúng. “Chồn hương một ngày chỉ ăn một lần, thức ăn chính là cháo. Chi phí cho mỗi bữa ăn chỉ khoảng 2.000 đồng/con. Còn đối với loài chim công, thức ăn giống như thức ăn của gà, đôi lúc có ăn thêm rau, cỏ”, ông Giang nói thêm.

Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi, từ 10 con chồn giống ban đầu, sau gần 3 năm nuôi đến nay trang trại của ông có gần 50 con. Mỗi năm, 1 con chồn cái có thể sinh sản được 2 - 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con. Sau hơn một năm nuôi, chồn hương đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con, xuất bán ra thị trường với giá 1,5 triệu đồng/kg; trừ chi phí, ông lãi 4 triệu đồng/con. Riêng chim công hiện có 4 chim bố mẹ đang sinh sản. Loài công chỉ sinh sản từ tháng 2 - 7, mỗi mùa 1 cặp công sẽ cho khoảng 50 trứng. “Trứng chim công tôi đều cho ấp bằng máy nên tỷ lệ chim con nở ra khá cao, đạt hơn 80%. Một con chim công trưởng thành nuôi trong vòng 15 - 20 tháng có thể bán hơn 10 triệu đồng. Khoảng 1 năm trở lại đây, mô hình nuôi chồn hương và chim công kết hợp đã giúp tôi thu về hơn 200 triệu đồng”, ông Giang nói.

Mạnh Cường/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tặng bằng khen cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tỉnh Đoàn Gia Lai tặng bằng khen cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Chiều 8-4, tại lễ chào cờ của Trường THPT chuyên Hùng Vương, Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tuyên dương em Nguyễn Quốc Nhật Minh (lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) vì có thành tích xuất sắc tại vòng thi quý II cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh sẵn sàng cho Đại hội điểm cấp huyện

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh sẵn sàng cho Đại hội điểm cấp huyện

(GLO)- Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra vào ngày 9-4. Đây là đơn vị được chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho Đại hội đã hoàn tất, trở thành ngày hội lớn của thanh niên toàn huyện.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.