Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23 và 24-8, hàng chục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thị xã An Khê cùng đại diện các hộ dân làng Pốt (xã Song An) đã băng qua những rừng keo, bạch đàn, vượt qua từng con dốc cao để kéo ống, đào rãnh, lắp đặt đường ống dẫn nước về làng.

Quân dân một lòng

Quá trưa, hàng chục hội viên phụ nữ làng Pốt vẫn miệt mài cuốc đất, tạo rãnh bên suối Mò Ó. Dừng tay lau những giọt mồ hôi trên trán, chị Đinh Thị Choi kể: Suối Mò Ó bắt nguồn từ đỉnh núi cao cách làng hơn 12 km. Cách đây khoảng 30 năm, Nhà nước đã đầu tư xây đập ngăn tạo nên bể chứa nước trên núi cao và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước về làng. Từ đó, bà con không phải cực nhọc vào suối xa mà vẫn được sử dụng nguồn nước ngọt lành.

Lực lượng dân quân các xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê kéo ống dẫn nước về làng Pốt. Ảnh: N.M

Lực lượng dân quân các xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê kéo ống dẫn nước về làng Pốt. Ảnh: N.M

“Gia đình tôi có 5 người, hàng ngày ra bể nước tập trung gần nhà tắm gội, giặt đồ rất tiện. Mấy năm nay, đường ống hư hỏng, nước chảy về rất ít, tôi phải đi xin hàng xóm, nhiều lúc ra suối lấy nước rất mất thời gian, tốn công sức. Hôm trước, trong buổi họp làng, cán bộ xã thông báo việc thay đường ống, sửa chữa, nạo vét bể chứa cần sự chung tay góp sức của người dân, vợ chồng tôi xung phong đầu tiên”-chị Choi chia sẻ.

Dọc suối Mò Ó, từng tốp cán bộ, chiến sĩ, ai vào việc nấy, người đào rãnh, gỡ ống cũ, lắp ống mới, người khuân vác, kéo ống lên núi. Chỉ tay về phía đỉnh núi trước mặt, anh Nguyễn Văn Chinh (dân quân xã Cửu An) cho hay: “Từ chỗ này đến bể nước và đập tràn đầu nguồn là gần 200 m. Tuy không quá cao nhưng phải qua khe suối, bụi cây rậm rạp, lại kéo theo ống dài 50 m nên tốn rất nhiều công sức”.

Trung tá Nguyễn Sơn Trúc-Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thị xã An Khê-thông tin: Đầu tháng 4 vừa qua, đơn vị tổ chức kết nghĩa với làng Pốt. Khi biết người dân thường bị thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, đầu tháng 5, đơn vị phân công một số cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng dân quân xã theo suối đến đầu nguồn suối Mò Ó kiểm tra, phát quang bụi rậm, thuê máy múc nạo vét đất đá, sửa chữa một số ống nối.

“Do nhiều đoạn ống bị hư hỏng, mục nát, rễ cây ăn sâu vào bên trong nên nguồn nước bị tắc. Khi thị xã hỗ trợ một phần kinh phí và xã xuất ngân sách xây dựng bể chứa, thay mới đường ống, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã đã huy động 50 lượt cán bộ, chiến sĩ và lực lượng dân quân 11 xã, phường trên địa bàn đến giúp dân làng khôi phục nguồn nước”-Trung tá Trúc thông tin.

Dẫn nước về làng

Làng Pốt hiện có 83 hộ với 351 khẩu, phần lớn là dân tộc Bahnar. Năm 1994, chính quyền địa phương cùng người dân làng Pốt đã xây dựng đập ngăn, bể chứa ở đầu nguồn suối Mò Ó và lắp hệ thống ống dẫn nước về 9 bể chứa đặt rải rác trong làng, tạo điều kiện cho bà con lấy nước phục vụ sinh hoạt.

Nước được dẫn từ suối Mò Ó về bể tập trung, tạo điều kiện cho người dân làng Pốt lấy nước sinh hoạt thuận tiện. Ảnh: Ngọc Minh

Nước được dẫn từ suối Mò Ó về bể tập trung, tạo điều kiện cho người dân làng Pốt lấy nước sinh hoạt thuận tiện. Ảnh: Ngọc Minh

Theo Bí thư Chi bộ làng Võ Văn Thanh: Sau nhiều năm sử dụng, một số đoạn ống xuống cấp hư hỏng gây gián đoạn việc dẫn nước. Trước đây, xã và làng tổ chức sửa chữa, khắc phục nhưng hiệu quả không cao. Thiếu nước sinh hoạt nên 15 hộ đã chủ động đào giếng. Tuy nhiên, hầu hết giếng đào do gặp phải đá bàn nên nước ít, mùa khô cạn trơ đáy. Chi bộ, Ban Nhân dân thôn báo cáo tình hình với xã để xây dựng phương án đầu tư xây mới bể chứa và thay mới toàn bộ đường ống dẫn nước.

“Đường ống xuyên qua rừng keo, bạch đàn vắt ngang lưng chừng núi, dài khoảng hơn 10 km. Để giảm chi phí thuê nhân công, đồng thời gắn trách nhiệm, nâng cao nhận thức người dân chung tay xây dựng công trình, Chi bộ, Ban Nhân dân thôn vận động các hộ tham gia đóng góp ngày công đào rãnh, lấp đất đường ống dẫn. 100% hộ dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia”-ông Thanh chia sẻ.

Hệ thống nước tập trung làng Pốt với hạng mục bể lọc nước và đường ống dẫn nước có tổng vốn đầu tư hơn 148 triệu đồng, trong đó, thị xã hỗ trợ 55 triệu đồng, còn lại là trích từ ngân sách xã. Bể lọc có dung tích 6 m3, chia thành 2 phần: bể lọc và bể chứa sau lọc có lớp cát thạch anh, sỏi hạt trung giúp nâng cao hiệu quả lọc nước trước khi chảy vào đường ống dẫn về làng. Chiều dài ống dẫn nước là 12 km; đường ống dẫn nước từ bể chứa về các bể tập trung ở làng là ống nhựa HDPE đường kính 6 cm được chôn âm dưới đất nhằm tăng tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất ổn định dòng chảy.

Trao đổi với P.V, ông Khưu Doãn Huân-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Song An-cho biết: “Sau khi hoàn thành, công trình không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch mà còn giúp địa phương duy trì nâng cao một số tiêu chí trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.