Vườn nhà sang xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa xong công việc của trường lớp trong một học kỳ nhiều khó khăn vì dịch bệnh, được nghỉ ngơi một ngày, tôi thư giãn bằng cách sửa sang lại mấy luống hoa, cắt tỉa cành cây trong vườn nhà để chào xuân đón tết. Bất chợt lòng rộn vui khi nhìn thấy cả khu vườn đang tràn ngập sắc hương khi xuân đến.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Vườn nhà qua một mùa đông gió vùi mưa dập, cây cối xác xơ, nhìn những cánh hoa chưa kịp nở hết đã rụng rơi đầy mặt đất mà ngẩn ngơ tiếc nuối. Nay tiết trời dần ấm, mưa phùn dịu nhẹ, mặt đất ráo hơn, những tia nắng vàng tươi nhảy múa nô đùa trên ngàn lá, làm lấp lánh giọt sương đêm còn đọng đầu cành. Cảm được tin xuân đang về nên cây cối trong vườn cũng đâm chồi nảy lộc, đua nhau khoe hương sắc.

Phía trước sân, mấy khóm hoa vạn thọ sum suê tươi tốt, lác đác trổ bông đầu với hai màu vàng đỏ. Mới hôm nào còn sợ ốc sên cắn phá mà giờ đã cho hoa, đơm đầy búp nụ. Mấy chậu hoa hồng với nhiều mầm non tím thẫm, mỗi chồi mầm đang ấp ủ một nụ hoa. Rất nhiều nụ lớn đã nở, đủ sắc màu đỏ, vàng, cam, trắng, hồng. Những bụi hồng trồng ngoài đất nhiều dinh dưỡng nên rất sai hoa, cánh lớn, khoe màu tươi thắm trong nắng xuân. Hồng còn có hương thơm dịu, thoảng trong hơi sương buổi sớm mai, giúp mang lại cảm giác khoan khoái dễ chịu. Dù nở quanh năm nhưng mùa xuân với nhiều yếu tố thuận lợi, hồng tươi tốt rực rỡ và hương cũng nồng nàn đậm đà hơn.

Kế bên là cây nguyệt quế cành lá mướt xanh, cho hoa từng chùm trắng muốt, thơm quyện với hương hoa lài cùng nhau tỏa hương ngào ngạt vườn xuân.

Cây bưởi bên hè lặng lẽ suốt mùa đông, nay như sợ mình chậm trễ nên cố đâm chồi, ra hoa, kết trái. Thoảng mùi hương hoa bưởi thơm nồng nàn khiến tôi nhớ đến mùi hương từng bối rối lòng ai trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn “hương bưởi thơm cho lòng bối rối”.

Tôi đặc biệt quan tâm đến những cây mai, cả mai xuân và mai tứ quý. Thân cành mảnh khảnh, suốt cả năm nép mình giữ gìn từng chiếc lá, chờ xuân sang đón đợi hơi ấm bàn tay con người tỉa lá, từng búp nhỏ li ti như hạt đỗ lộ ra, rồi đến tết sẽ nở bung những cánh hoa vàng rực, thắm tươi, reo vui với đất trời và như thể đáp đền ơn người chăm bón. Tôi chỉ trồng và chăm để chơi mấy ngày tết, không có kĩ thuật gì nên cây cứ tự nhiên đẻ nhánh, kết hoa. Riêng hai cây mai tứ quý, dù chưa lặt lá mà hoa đã nở nhiều, từng cánh hoa vàng ươm gọi mời bướm ong rập rờn bay lượn. Mai trở thành hoa biểu tượng cho mùa xuân, loài hoa mà Cao Bá Quát từng ngưỡng mộ “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Những khu nhà vườn ở miền Trung, miền Nam chuyên trồng mai bán tết với kĩ thuật tạo dáng mai rất độc đáo, chăm bón khéo nên cây và hoa rất đẹp.

Tôi ngạc nhiên và thích thú với những cánh hoa dại trong vườn. Những loài hoa bé nhỏ không ai để ý đến nhưng nay lại bung nở hết mình rực rỡ. Cây me đất thân cỏ mong manh cho hoa vàng năm cánh; cây bù xít hoặc cỏ hôi cho hoa trắng tím; cây trinh nữ còn gọi là mắc cỡ hoặc xấu hổ, thân nhiều gai nhưng cho hoa tròn vo hồng nhạt, hơi ngả sắc tím, từng là nguồn cảm hứng trong nhạc và thơ. Bên tường rào phủ nhiều dây leo, sáng nay cũng tím biếc sắc hoa bìm bìm, cánh hoa mỏng, hình chuông vẫn còn đọng hơi sương. Loài hoa mộc mạc bình dị nhưng đẹp đến mê hồn! Tôi bâng khuâng nhớ tuổi thơ thường hái lá bìm bìm để nấu canh tập tàng.

Điều quý nhất là những loài cây dại bé nhỏ lặng lẽ, chẳng ai nâng niu chăm sóc nhưng sức sống rất mãnh liệt diệu kì. Không đợi một lời khen, không mơ một tên gọi mỹ miều, càng không dám mong chờ được trưng bày nơi lầu son gác tía nhưng cây vẫn xanh tốt, vẫn nở hoa rực rỡ. Mỗi loài cây, mỗi sắc hoa dù cho bé nhỏ thế nào đi nữa vẫn là một phần của tự nhiên, có những giá trị riêng, đều điểm tô cho cuộc sống. Vì thế, những cây hoa dại đều có quyền tự hào về mình vì đã sống một cuộc đời đầy bản lĩnh và tận hiến.

Đàn chim sắt, chim sâu, se sẻ cùng rủ nhau bay về vườn nhỏ. Tôi vui khi thấy chúng chuyền từ cành mai, cành bưởi lên mái nhà, ríu rít gọi nhau gọi niềm thân mật yêu thương. Đàn ong bầu chăm chỉ lượn quanh mấy cánh mai nở sớm, tiếng vo ve rộn cả góc vườn. Những thanh âm, hương sắc ấy giúp tôi như cảm thấy thật sự thư giãn.

Năm mới đang đến rất gần, lòng người cũng rộn vui trước buổi giao thời của trời đất. Cả ngày nghỉ được hòa mình với cỏ cây, lắng nghe từng nhịp sống đang sinh sôi nảy nở, tôi hiểu được những điều giản dị ở quanh mình để thêm yêu đời, yêu cuộc sống và hi vọng một năm mới bình an hạnh phúc với muôn nhà.

Theo PHAN HUY THÙY (QNO)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null