Vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai: Hàng ngàn héc ta cây trồng bị thiệt hại do nắng hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng hạn kéo dài từ 2024 đến nay làm hàng ngàn héc ta cây trồng vụ mùa tại các huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai bị thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân.

Ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Hải Yên, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cho biết: Những năm trước, đầu tháng 7 đã có mưa sớm và rải đều, nên đến thời điểm này, bà con nông dân cơ bản đã hoàn thành việc làm cỏ, bón phân cho cây trồng vụ mùa. Năm 2024 này, thời tiết rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mưa đến muộn rồi đứt quãng dẫn đến các loại cây trồng như mía, mì, đậu đỗ sinh trưởng, phát triển chậm.

“Gia đình tôi trồng gần 3 ha đậu đen nhưng gặp đúng thời điểm nắng nóng kéo dài khiến cây mọc thưa thớt, không đều. Đến kỳ cây đậu ra hoa lại tiếp tục gặp nắng nóng nên năng suất giảm mạnh. Qua nhẩm tính sơ bộ, tôi lỗ gần 10 triệu đồng tiền giống, phân bón, công chăm sóc”-ông Quyền nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Hải Yên, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) bên rẫy đậu đen mọc thưa thớt vì nắng hạn. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Hải Yên, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) bên rẫy đậu đen mọc thưa thớt vì nắng hạn. Ảnh: N.D

Đang trồng dặm lại rẫy mì 2 ha, ông Ksor Blênh (buôn Plei Amil 1, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) cho hay: Cuối tháng 4 vừa rồi có trận mưa lớn nên tôi mua hơn 3 triệu đồng hom mì về trồng. Tuy nhiên, vừa trồng xong thì nắng hạn kéo dài gần 1 tháng khiến cây mì mọc thưa thớt, tỷ lệ cây sống đạt thấp. Những ngày gần đây, khi mưa bắt đầu xuất hiện trở lại, tôi mua giống để trồng dặm những chỗ cây bị chết. Hy vọng trong thời gian tới, mưa rải đều để bà con đỡ thiệt hại.

Theo ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện: Nắng nóng kéo dài, mưa đến muộn hơn so với những năm trước đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng cạn. Bên cạnh đó, lượng mưa ít khiến mực nước ở hồ thủy lợi Ayun Hạ thấp hơn so với mọi năm dẫn đến sản xuất nông nghiệp của huyện gặp không ít khó khăn.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đang phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung ưu tiên nguồn nước tưới cho bà con gieo sạ lúa nước vụ mùa 2024 kịp thời vụ. Đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn rà soát những diện tích cây trồng bị thiệt hại do nắng hạn gây ra để hướng dẫn người dân khắc phục và có kế hoạch chăm sóc cây trồng phát triển ổn định.

Tương tự, tại huyện Ia Pa, nắng nóng kéo dài đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng cạn trong vụ mùa 2024. Theo đó, toàn huyện có khoảng 1.599 ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán. Trong đó, hơn 539 ha bị thiệt hại trên 70%, hơn 1.059 ha bị thiệt hại 30-70%.

Ông Rmah Sơ Mơn (buôn Hlil 1, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) thông tin: Thông thường đến tháng 5, gia đình ông đã gieo sạ xong 2 sào lúa nước. Năm nay, do nắng hạn kéo dài nên đến đầu tháng 7, ông mới xuống giống được. Lo lắng nhất hiện nay là khi cây lúa dễ bị ảnh hưởng bởi mưa lũ vào cuối năm. “Không chỉ cây lúa, vừa rồi, tôi trồng hơn 1 ha mì cũng bị nắng hạn gây thiệt hại. Nhiều hộ trong làng cũng rơi vào cảnh tương tự”-ông Mơn nói.

Người dân xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa) khẩn trương làm đất sản xuất vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Người dân xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa) khẩn trương làm đất sản xuất vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa-cho biết: Năm nay, đầu tháng 5 mới xuất hiện cơn mưa đầu mùa, khoảng cách giữa những cơn mưa cũng xa đã làm ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng. Không những vậy, tiến độ sản xuất vụ mùa 2024 cũng chậm so với năm ngoái.

Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã xây dựng lịch thời vụ gieo trồng phù hợp với từng vùng, khu vực và khuyến cáo bà con nông dân chủ động phòng-chống hạn, nhất là trên cây lúa. Đồng thời, yêu cầu các trạm bơm điện chặn dòng tích trữ nước để phục vụ sản xuất của người dân. Đến nay, diện tích lúa gieo sạ của huyện mới đạt khoảng 60% kế hoạch, riêng cây lúa ở gần khu vực các trạm bơm điện cơ bản đã hoàn thành việc xuống giống.

Tại huyện Krông Pa, nắng nóng kéo dài đã làm mực nước các công trình thủy lợi và sông Ba xuống rất thấp. Qua rà soát, trên địa bàn huyện có gần 392 ha cây trồng bị thiệt hại, chủ yếu là mì và mía. Trong đó, thị trấn Phú Túc thiệt hại gần 320 ha và xã Đất Bằng thiệt hại gần 72 ha, ước thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng

Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-thông tin: Do nắng nóng kéo dài, một số diện tích mì, mía bị thiệt hại, nguy cơ giảm năng suất. Huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn cử cán bộ phụ trách thường xuyên kiểm tra tình hình nguồn nước và cập nhật thiệt hại do thiên tai gây ra để báo cáo UBND huyện có hướng chỉ đạo. Đồng thời, đôn đốc các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra nguồn nước tưới tại các công trình thủy lợi để điều tiết, sử dụng hợp lý, hiệu quả giảm thiệt hại do hạn hán gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.