Vừa ăn bánh vừa uống nước, bạn sẽ đổ bệnh!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người ta thường uống nước trước hoặc trong khi ăn cho dễ tiêu và hy vọng sẽ no, ăn ít đi. Nhưng với món ngọt, nước chỉ làm cơ thể bạn hấp thụ đường nhiều hơn.
 Vừa ăn đồ ngọt vừa uống nước có thể khiến đường huyết tăng vọt - ảnh: SHUTTERSTOCK
Vừa ăn đồ ngọt vừa uống nước có thể khiến đường huyết tăng vọt - ảnh: SHUTTERSTOCK
Kết luận trên rút ra từ một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Clinical Nutrition ESPEN.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Anton de Kom (Cộng hòa Suriname – Nam Mỹ) đã theo dõi mức tăng đường huyết của tình nguyện viên khi họ uống nước trước khi ăn bánh ngọt 30 phút, trong khi ăn hoặc sau khi ăn 30 phút và nhận thấy việc vừa ăn vừa uống nước thực sự nguy hiểm.
35 tình nguyện viên khỏe mạnh được xếp ngẫu nhiên vào 5 nhóm. 5 nhóm này được yêu cầu ăn 1 chiếc bánh doughnut và uống 1 chai nước. Cũng một cách ngẫu nhiên, nhóm thì được yêu cầu uống nước, chờ 30 phút rồi hãy ăn; nhóm thì vừa ăn vừa uống nước, nhóm thì sau khi ăn 30 phút mới uống nước. Sau khi ăn 30 phút, họ lại được yêu cầu ăn thêm cái bánh doughnut thứ hai. Kết quả cho thấy dù ăn lúc đói hay no, mức tăng đường huyết của họ phụ thuộc vào việc họ đã uống nước khi nào.
Thường đa số mọi người vẫn nghĩ là chúng ta nên uống nước trước khi ăn, hoặc ăn với một cốc nước bên cạnh cho dễ tiêu, giảm lượng thức ăn tiêu thụ thì trong thí nghiệm này, các tình nguyện viên vừa ăn vừa uống nước lại gặp rắc rối với đường huyết của họ.
Cụ thể, mức đường huyết gia tăng khi một người vừa ăn bánh vừa uống nước là gần gấp đôi so với người uống trước hay sau ăn. Tình hình khá hơn ở nhóm uống nước 30 phút trước khi ăn; nhưng những người bị tăng đường huyết ít nhất là nhóm đợi 30 phút sau ăn mới uống nước.
Nguyên nhân cũng vì nước giúp thực phẩm dễ tiêu thật nhưng với đồ ngọt, nó đồng thời làm cơ thể hấp thụ rất nhanh và mạnh mẽ đường glucose trong cái bánh.
Việc hấp thụ nhiều đường và những cơn tăng vọt đường huyết về lâu dài sẽ làm tăng cao nguy cơ tiểu đường type 2 và tất nhiên cũng dễ khiến bạn béo hơn. Béo phì và tiểu đường lại là 2 căn bệnh thời đại đang trở thành gánh nặng y tế ở nhiều quốc gia.
Hiện tượng đường huyết tăng nhanh cũng gây nguy hiểm ở người cao tuổi và người đang có sẵn bệnh tiểu đường, gây choáng, mệt, thậm chí là đột tử.
Vì vậy, lời khuyên đơn giản là hãy đợi ít nhất nửa giờ sau khi ăn bánh kẹo hãy uống nước!
A. Thư (Daily Mail, Clinical Nutrition ESPEN, nld)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.