Vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên: Nhiều sai sót trong tố tụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không mở cuộc họp về việc giao nộp, công bố chứng cứ mới, không hòa giải trước khi xét xử, triệu tập không đích danh người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... là những sai sót trong quá trình tố tụng của HĐXX được VKSND TP.HCM chỉ ra trong vụ xử ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên.
 
Cuộc ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tốn nhiều giấy mực. Ảnh: Hải An
Vào đầu buổi xét xử vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên chiều nay, đại diện VKSND TP.HCM nêu quan điểm: Sau khi có kết quả xác minh số tài sản trong các ngân hàng, thẩm phán chủ tọa phiên tòa không mở phiên họp công khai việc giao nộp chứng cứ, không hòa giải... theo quy định tại các điều 205, 208, 210, 211 Bộ luật TTDS năm 2015.
Việc yêu cầu chia tiền, vàng gửi tại các ngân hàng là việc mới phát sinh, bởi trước đó yêu cầu này đã được bị đơn rút mà chưa bổ sung, nên cần thiết phải có buổi hòa giải giữa các bên đương sự, để các bên trình bày yêu cầu, cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu và phản tố của mình trước khi xét xử.
 
 Đại diện VKSND TP.HCM chỉ ra sai sót trong tố tụng của HĐXX. Ảnh: Hải An
Quá trình giải quyết, HĐXX để xảy ra một số vi phạm trong việc triệu tập đương sự tới phiên tòa, không triệu tập đích danh người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại ngân hàng tới tòa.
Như Dân Việt đã đưa tin, trong buổi xét xử vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên sáng nay, tòa án tập trung làm rõ số tài sản gửi tại các ngân hàng trị giá ban đầu được tính hơn 2.100 tỷ đồng là của ai. Tại buổi xét xử, HĐXX đã công bố các tài khoản tại 2 ngân hàng BIDV, Vietcombank đứng tên cá nhân bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã không còn số dư, tài khoản tại Eximbank chỉ còn hơn 1,3 tỷ đồng.
Phía ông Vũ cho rằng tài sản đó là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đứng tên bà Thảo hay ông Vũ thì vẫn là tài sản chung. Bà Thảo cần phải làm rõ số tài sản đó được rút khi nào, chi vào việc gì trong khi gia đình cũng như công ty không sử dụng vào số tiền lớn trên.
 
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa được cho là đã không mở phiên họp giao nộp chứng cứ, hòa giải về khoản tiền vàng trước khi xét xử. Ảnh: Hải An
Tuy nhiên, phía bà Thảo nói số tài sản gửi mang tên bà tại các ngân hàng không phải là tài sản chung. Tuy nhiên đó cũng không phải là tài sản riêng của bà Thảo mà có thể là của ai đó chuyển vào tài khoản bà Thảo, của đối tác làm ăn… Và bà Thảo không có nghĩa vụ chứng minh mà ông Vũ phản tố thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về ông Vũ.
Bà Thảo chỉ trích ông Vũ kể từ ngày kết hôn đến nay, ông Vũ không hề chuyển tiền vào tài khoản cho bà Thảo thì lấy căn cứ nào khẳng định đó là tài sản chung vợ chồng. Trước ý kiến của bà Thảo, ông Vũ cho rằng bà Thảo nói câu nào cũng chỉ thêm đau đớn. Hơn 5 năm qua ông đã im lặng không nói gì. Còn về tài sản thì hơn 20 năm hôn nhân và ngần ấy thời gian làm ăn, số tài sản rất lớn và ông không để ý, bà Thảo là người quản lý, sử dụng...
Cũng tại phiên xử sáng nay, tình tiết mới làm giảm số tiền tranh chấp trong tài khoản ngân hàng là đại diện Eximbank đã công bố lại số vàng đứng tên bà Thảo tại ngân hàng này. Theo đó, số vàng là 10.000 chỉ chứ không phải 10.000 lượng như lâu nay hai bên từng tranh chấp. Từ việc thay đổi này, số tiền tranh chấp từ hơn 2.100 tỷ giảm còn hơn 1.764 tỷ đồng.
Giải thích về việc “biến” 10.000 lượng chỉ còn 10.000 chỉ, đại diện ngân hàng này cho biết từ trước tới nay chưa bao giờ đưa ra đơn vị là chỉ hay lượng. Từ các bên hiểu và suy luận đó là lượng để đưa ra yêu cầu tòa án phân chia. Và bây giờ ngân hàng xác nhận lại lần cuối đó là 10.000 chỉ.
Quan điểm về vấn đề này, phía bị đơn là ông Vũ cho biết từ trước đến nay ông vốn dĩ không quan tâm đến chuyện tiền bạc, tài sản. Ông chỉ tập trung lo phát triển Trung Nguyên theo đúng định hướng. Nên việc đó là 10.000 lượng hay 10.000 tỷ ông cũng chấp nhận hết.
Phương Thảo (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Công an Gia Lai tìm người quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến bị can Bùi Thị Thanh

Công an Gia Lai tìm người quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến bị can Bùi Thị Thanh

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Gia Lai) vừa có thông báo tìm cá nhân, tổ chức đang quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến vụ án Bùi Thị Thanh có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra năm 2018 tại xã Ia O, huyện Ia Grai.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ia O và lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở tuần tra, kiểm soát địa bàn. Ảnh: T.D

Ia O-Điểm sáng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

(GLO)- Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã bám sát cơ sở, triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống các loại tội phạm, đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân địa phương.

Đối tượng Trần Công Phương (SN 1988, trú tại làng Me, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) cùng tang vật. Ảnh: V.N

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

(GLO)- Thời gian qua, hoạt động của tội phạm ma túy ở vùng biên giới có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triệt phá các “mắt xích” nhằm ngăn chặn ma túy thẩm lậu vào địa bàn.