"Hành động này có thể được coi là sự kết thúc. Nhưng nếu chế độ phạm thêm sai lầm, phản ứng của sẽ nghiêm trọng hơn đáng kể", phía Iran nhấn mạnh, theo Reuters ngày 14.4.
Các hệ thống phòng không tại thành phố Ashkelon của Israel hoạt động vào hôm 14.4 sau khi Iran tấn công. |
Bên cạnh đó, Iran cũng gửi lời cảnh báo tới các bên ủng hộ Israel rằng "đây là xung đột giữa Iran và Israel" và " phải tránh xa". Hãng thông tấn Fars của dẫn lời một nguồn quân sự đưa tin nước này đang theo dõi bất cứ hành động ủng hộ nào của Jordan dành cho Israel trong đợt tấn công này và cảnh báo Jordan có thể trở thành mục tiêu kế tiếp.
Reuters dẫn các nguồn tin an ninh khu vực cho hay các máy bay chiến đấu của Jordan đã ngăn chặn và bắn hạ hàng chục máy bay không người lái (UAV) của Iran tại miền bắc và miền trung nước này khi các UAV bay đến israel.
Quân đội Jordan, nước nằm ở phía đông Israel, đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao và các hệ thống radar đang theo dõi hoạt động UAV từ hướng Iraq và Syria. Trước đó, Jordan đã đóng cửa không phận đối với mọi máy bay đến và đi cũng như chuyển tiếp đề đề phòng.
Quân đội Mỹ tại một căn cứ không được tiết lộ trong khu vực cũng bắn hạ một số UAV Iran tại các tỉnh Swida và Deraa ở miền nam Syria gần biên giới Jordan.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson trích lời Tổng thống Joe Biden tuyên bố sự ủng hộ của Mỹ dành cho an ninh của Israel là vững chắc. "Mỹ sẽ đồng hành với người dân Israel và ủng hộ họ phòng thủ trước những mối đe dọa từ Iran", bà Watson nhấn mạnh.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cũng lên tiếng rằng Mỹ phải thể hiện quyết tâm ủng hộ đồng minh quan trọng trong lúc nước này đối diện cuộc tấn công từ Iran. Ông khẳng định Israel sẽ không đơn độc trong việc này.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ Steve Scalise cũng cho hay Hạ viện sẽ thay đổi lịch trình để xem xét dự luật ủng hộ Israel và "buộc Iran chịu trách nhiệm về vụ tấn công vô cớ này".
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lên án cuộc tấn công của Iran, gọi đây là hành động "leo thang nghiêm trọng" và kêu gọi các bên kiềm chế tối đa tránh nguy cơ dẫn đến đối đầu quân sự lớn trên nhiều mặt trận tại Trung Đông, theo AFP.
Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước thành viên NATO như Canada, Hà Lan, Đan Mạch... Cũng bày tỏ quan ngại và lên án hành động của Iran.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã lên án "mạnh mẽ nhất cuộc tấn công liều lĩnh của chế độ Iran nhắm vào Israel". Nhà lãnh đạo cho rằng hành động này có nguy cơ làm căng thẳng leo thang và gây bất ổn khu vực.
Ông Sunak tuyên bố Anh sẽ ủng hộ an ninh của Israel và các đối tác khác trong khu vực gồm Jordan và Iraq.
Bộ Quốc phòng Anh thông báo các chiến đấu cơ của không quân tại Trung Đông đã được điều động và sẽ ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công trên không nào trong phạm vi mà họ đang thực hiện nhiệm vụ.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng lên án mạnh mẽ hành động của Iran và yêu cầu quốc gia Hồi giáo này cùng các nhóm ủy nhiệm "phải chấm dứt ngay lập tức việc này". Bà khẳng định sự đoàn kết của Đức dành cho Israel vào thời điểm này.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejoune lên án mạnh mẽ nhất cuộc tấn công của Iran nhắm vào Israel và chỉ trích Tehran đang có một bước đi mới trong chuỗi hành động gây bất ổn, chấp nhận nguy cơ leo thang quân sự.