Vụ gây rối ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguyễn Thái Luyện là kẻ chỉ đạo làm càn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi biết tin cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế công trình xây dựng trái phép của Công ty CP Địa ốc Alibaba, Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo làm lớn chuyện, tranh thủ thu hút truyền thông nhằm cản trở việc cưỡng chế.
Ngày 17-10, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn tất điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKS cùng cấp, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (SN 1995, ngụ tỉnh Tiền Giang), Trần Quốc Tĩnh (SN 1995, ngụ tỉnh Quảng Nam), Huỳnh Ngọc Thiện (SN 1996, ngụ tỉnh Gia Lai), Phan Quỳnh Long (SN 1997, ngụ tỉnh Gia Lai) cùng về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng".
Theo đó, cơ quan điều tra xác định ngày 13-7-2018, Nguyễn Thái Lực (SN 1999, em trai Nguyễn Thái Luyện) ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 17 thửa đất tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với ông Nguyễn Phú Quý (SN 1976).
6 ngày sau, Lực ký hợp đồng ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Vân Anh (SN 1991, Giám đốc, Công ty CP Bất động sản địa ốc Chiến Thắng). Tiếp đó, bà Vân Anh ký hợp đồng hợp tác với ông Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Alibaba).
 
Nhân viên Alibaba ngăn cản lực lượng chức năng cưỡng chế tại khu đất ở xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ Ảnh: BÍCH NGỌC
Ngày 19-7-2018, bà Vân Anh ký giấy ủy quyền cho ông Trang Chí Linh (SN 1991, ngụ quận 2) được quyền ký kết các hợp đồng với bên thứ 3. Ngày 8-10-2018, ông Linh ký hợp đồng thi công với ông Ngô Quang Thanh (SN 1972, Giám đốc Công ty CP THT) để tiến hành xây dựng trái phép hạ tầng khu dân cư trên các thửa đất đang là đất nông nghiệp.
Công ty THT dựng rào bao quanh khu đất và lén lút thi công xây dựng các hạng mục vào các ngày lễ và thứ 7, chủ nhật, ban đêm. Khi công trình hoàn thành khoảng 80% thì UBND xã Tóc Tiên kiểm tra. Phát hiện công trình xây dựng trái phép nên cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 3,5 triệu đồng. Nhưng, ông Nguyễn Thái Lực không thi hành.
Ngày 10-6-2019, UBND xã Tóc Tiên ra quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục. Để chuẩn bị cho công tác cưỡng chế, UBND xã Tóc Tiên thuê xe cuốc của anh Nguyễn Duy Lộc nhằm mục đích đào, cuốc các đoạn đường đã trải nhựa, đường xây dựng trái phép để trả lại nguyên trạng cho khi đất.
Ngày 12-6-2019, UBND xã Tóc Tiên đưa xe cuốc đến khu đất. Lúc này, nhân viên bảo vệ khu đất báo tin cho ông Nguyễn Thái Luyện (SN 1985, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Alibaba).
Thông qua mạng xã hội và điện thoại, Luyện chỉ đạo các nhân viên đến gặp ông Nguyễn Văn Thắm (chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ) mục đích làm rõ việc cưỡng chế trái phép nếu không được thì tụ tập đông người.
Trong tin nhắn, Luyện nêu rõ mục đích làm lớn chuyện, tranh thủ thu hút truyền thông và thu hút nhiều cơ quan chức năng…
Hôm sau, Công ty Alibaba điều động ô ô chở nhân viên xuống thị xã Phú Mỹ. Khi đoàn cưỡng chế của UBND xã Tóc Tiên tiền hành cưỡng chế khu đất vi phạm thì Trinh, Tĩnh, Thiện, Long cùng các nhân viên khác chạy đến cản trở. Tĩnh leo lên xe cuốc do ông Lộc điều khiển la hét, rút chìa khóa xe cuốc. Tiếp đó, Tĩnh dùng gạch đập vỡ tất cả các cửa kính của xe cũng như đèn xi nhan, xì lốp xe bên trái, dùng đá ném vào cabin.
Cùng lúc đó, Trinh, Lực,... yêu cầu xem quyết định cưỡng chế. Dù ông Phong giải thích nhưng Trinh nhất định không chấp hành mà tiếp tục lớn tiếng, la hét, yêu cầu nhân viên đập phá. Sau khi nghe Trinh chỉ đạo thì Thiện và Long la hét, gây rối, cản trở việc cưỡng chế. Sau đó, công an đã bắt và khởi tố các bị can trên.
Di Lâm (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.